Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy mới năm 2010. Theo đó, bên cạnh một số điểm mới được bổ sung, về cơ bản, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2010 vẫn giữ ổn định như các năm trước.

 

Học sinh tốt nghiệp trung cấp nghề được thi đại học

Theo quy chế, kỳ tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 có thêm đối tượng là học sinh đã tốt nghiệp trung cấp nghề. Tuy nhiên, đó phải là người đã tốt nghiệp trung học cơ sở, đã học đủ khối lượng kiến thức và thi tốt nghiệp các môn văn hóa THPT đạt yêu cầu theo qui định của Bộ GD-ĐT.

Những đối tượng không chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự; đang trong thời kỳ thi hành án hình sự; bị tước quyền dự thi tuyển sinh hoặc bị kỷ luật buộc thôi học chưa đủ hai năm (tính từ năm bị tước quyền dự thi hoặc ngày ký quyết định kỷ luật đến ngày dự thi); học sinh, sinh viên chưa được Hiệu trưởng cho phép dự thi; cán bộ, công chức, người lao động thuộc các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, lực lượng vũ trang nhân dân chưa được thủ trưởng cơ quan cho phép đi học là những đối tượng không được dự thi.

Thí sinh có thể nộp hồ sơ, lệ phí xét tuyển tại trường

Khác với năm trước, tuyển sinh 2010, ngoài nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và lệ phí đăng ký xét tuyển qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên, thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và lệ phí đăng ký xét tuyển trực tiếp tại trường. Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu: tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh,…

Hồ sơ và lệ phí đăng ký xét tuyển của thí sinh dù nộp qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc dịch vụ chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại các trường trong thời hạn quy định của lịch công tác tuyển sinh, đều hợp lệ và có giá trị xét tuyển như nhau.

Bên cạnh đó, quy chế cũng quy định mới là mỗi phòng thi xếp tối đa không quá 40 thí sinh (quy chế tuyển sinh các năm trước không nêu rõ số thí sinh/phòng thi).

Ngoài ra, Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2010 cũng nêu rõ: Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học. Không ra đề thi ngoài chương trình và vượt chương trình trung học.

Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Không ra đề thi vào những phần, những ý còn đang tranh luận về mặt khoa học hoặc có nhiều cách giải. Không ra đề thi quá khó, quá phức tạp.

                                                                                          Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

E-learning, sức sống mới trên đất Hàn

1- …Bắt đầu từ ông Lee Sang-ki, nguyên Chủ tịch Hiệp hội Nhà báo châu Á (AJA), chủ biên nhật báo Hankyoreh. 5 năm trước đây, cũng vào tháng 12, một nhóm nhà báo Hankyoreh đến Việt Nam và tham gia chương trình “Góp phần xoa dịu nỗi đau da cam”.

Ứng xử thân thiện với học sinh, giáo viên được chấm điểm cao nhất

Bộ GD-ĐT vừa ban hành hướng dẫn một số nội dung đánh giá, xếp loại giáo viên trung học theo Chuẩn nghề nghiệp. Theo đó, trong tiêu chí ứng xử với học sinh, giáo viên được chấm điểm cao nhất (4 điểm) khi luôn chăm lo đến sự phát triển toàn diện của học sinh.

Săn học bổng khuyến học

Nếu chuyên cần học tập, đạt các thứ hạng cao, sinh viên có thể trang trải chi phí học tập từ các loại học bổng này

Lệ phí tuyển sinh cao đẳng, đại học 50 nghìn đồng/hồ sơ đăng ký dự thi

Liên bộ Tài chính - Giáo dục và Ðào tạo vừa có Thông tư liên tịch số 21/2010/TTLT-BTC-BGDÐT quy định chế độ thu và sử dụng phí dự thi, dự tuyển (lệ phí tuyển sinh) đại học (ÐH), cao đẳng (CÐ) và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN).

Ước vọng mùa xuân

Năm 2009 đánh dấu hai sự kiện của ngành GD-ĐT: Quốc hội thông qua sửa đổi Luật Giáo dục 2005 và đổi mới cơ chế tài chính. Do vậy, nhiều người tin tưởng sẽ có những bước phát triển mới đối với sự nghiệp GD-ĐT trong năm 2010. Đầu năm mới, Báo SGGP đã “xông đất” một số nhà quản lý giáo dục và nhà giáo để lắng nghe ước vọng mùa xuân của họ.

Phân cấp trong quản lý giáo dục đại học

- Ðổi mới quản lý giáo dục và nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội là chủ đề trọng tâm ngành giáo dục đặt ra đối với giáo dục đại học trong năm học 2009-2010 nhằm tạo ra sự thay đổi quan trọng trong bậc học này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục