Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông... là những ngành luôn dẫn đầu về điểm chuẩn của khối kỹ thuật, công nghệ. Đây là những ngành thường không lấy đến nguyện vọng 2
Theo các chuyên gia tuyển sinh, điểm trúng tuyển của các ngành kỹ thuật, công nghệ trải rất rộng tùy thuộc vào từng ngành, do đó thí sinh cần tham khảo thông tin về ngành và điểm trúng tuyển của các trường để lượng sức mình khi chọn ngành dự thi.
Nhân lực ngành công nghệ thông tin vẫn còn thiếu
Tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM, ngành công nghệ thông tin (kỹ thuật máy tính, khoa học máy tính) 3 năm gần đây luôn dẫn đầu về điểm chuẩn. Cụ thể, năm 2007, điểm chuẩn là 23, năm 2008: 21,5, năm 2009: 21.
Nhóm ngành công nghệ thông tin bao gồm mạng máy tính và viễn thông, khoa học máy tính, kỹ thuật phần mềm, hệ thống thông tin tại Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM cũng là một trong những nhóm ngành có điểm chuẩn luôn cao nhất với mức điểm 20 (năm 2007, 2008), 18 (năm 2009).
Để trúng tuyển vào Trường ĐH Công nghệ Thông tin, ĐH Quốc gia TPHCM, thí sinh cũng phải đạt từ 16- 18 điểm.
Điểm chuẩn ngành công nghệ thông tin tại Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM năm 2009 là 17,5, chỉ đứng sau ngành cơ điện tử là 18,5.
Tại các trường ĐH ngoài công lập, dù điểm chuẩn các ngành những năm gần đây thường chỉ bằng điểm sàn, tuy nhiên, ngành công nghệ thông tin thường cao hơn điểm sàn 1 điểm trở lên.
Theo TS Nguyễn Thanh Nam, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Bách khoa TPHCM, trong 10 năm tới nhân lực công nghệ thông tin của Việt Nam vẫn thiếu trầm trọng, do đó ngành công nghệ thông tin sẽ vẫn hút thí sinh trong thời gian tới.
“Nóng” công nghệ sinh học
TS Nguyễn Kim Quang, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho rằng công nghệ sinh học hiện nay là ngành mũi nhọn có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển khoa học, kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống. Khả năng có việc làm sau khi tốt nghiệp là rất lớn, do đó đây là ngành những năm gần đây luôn thu hút đông đảo thí sinh dự thi.
Điểm chuẩn ngành công nghệ sinh học của Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM trong nhiều năm luôn ở mức cao cả khối A và B khi điểm chuẩn từ năm 2007-2009 lần lượt là 24, 25, 18 (khối B); 18, 20, 17 (khối A).
Sinh viên Trường ĐH Quốc tế TPHCM trong phòng thí nghiệm công nghệ sinh học. Ảnh: N. Hữu
Tại Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, PGS – TS Huỳnh Thanh Hùng, phó hiệu trưởng nhà trường, cũng cho biết ngành công nghệ sinh học luôn dẫn đầu điểm chuẩn các ngành khối B. Cụ thể, điểm chuẩn năm 2007 là 23, năm 2008: 20,5, năm 2009: 20.
Tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM, năm 2009, ngành công nghệ hóa - thực phẩm - sinh học (công nghệ hóa, công nghệ chế biến dầu khí, quá trình và thiết bị, công nghệ hóa lý, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học) điểm chuẩn cao nhất với 21 điểm (khối A).
Điện - điện tử cạnh tranh cao
Năm 2009, tại Trường ĐH Bách khoa TPHCM, ngành điện – điện tử (điện năng, điều khiển tự động, điện tử viễn thông) có số lượng hồ sơ đăng ký dự thi nhiều nhất với 1.584 bộ hồ sơ (tỉ lệ “chọi” 1: 2,4). Điểm chuẩn của ngành này những năm gần đây cũng ở mức 20 - 22 điểm.
Tại Trường ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ngành điện tử - viễn thông điểm chuẩn năm 2009 là 20 điểm.
Ngành kỹ thuật điện – điện tử của Trường ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM cạnh tranh cũng khá cao khi điểm chuẩn là 20,5 (2007), 16,5 (2008), 17 (2009).
Theo Báo NLĐ
Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010 - 2015 vừa chính thức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo đó, tổng kinh phí đầu tư cho đề án lên tới 14.660 tỉ đồng, sẽ đào tạo nâng chuẩn và đào tạo mới 22.400 giáo viên.
(HBĐT) - Ngày 22/2, huyện Lạc Sơn đã tổ chức khánh thành lớp học Mầm non tại xóm Quyển, xã Phúc Tuy. Tới dự có đồng chí: Doãn Mậu Diệp, Phó Bí thư Tỉnh uỷ; đại diện Vụ Hợp tác quốc tế ( Bộ Lao động- Thương Binh& Xã hội), Hội Hữu nghị Việt-Áo và Hội LHPN tỉnh.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư về quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy mới năm 2010. Theo đó, bên cạnh một số điểm mới được bổ sung, về cơ bản, công tác tuyển sinh ĐH, CĐ hệ chính quy năm 2010 vẫn giữ ổn định như các năm trước.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho biết: "Trong thời gian tới, Bộ GD-ĐT sẽ triển khai công tác kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục mầm non. Ban đầu, sẽ được thực hiện với những trường mầm non đã đạt chuẩn quốc gia.
Những cơ sở đào tạo khai man số liệu để tính chỉ tiêu hay báo cáo "3 công khai" không trung thực sẽ bị trừ hoặc tạm dừng tuyển sinh vào năm sau. Đó là quy định về "xử phạt đối với vi phạm trong xác định chỉ tiêu và thực hiện tuyển sinh năm 2010" mà Bộ này dự kiến áp dụng từ tháng 3.
Năm học 2010 - 2011, Chính phủ giao Ngân hàng Chính sách xã hội huy động khoảng 10 nghìn tỷ đồng, trong đó năm 2010 huy động 4.000 - 5.000 tỷ đồng, để tiếp tục thực hiện chương trình tín dụng - hỗ trợ cho vay đối với học sinh, sinh viên (HS-SV).