Bộ GD-ĐT quy định các trường THPT, các Sở GD-ĐT thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi ĐH, CĐ của thí sinh từ 10/3/2010 đến 17h00 ngày 10/4/2010, không kết thúc trước hoặc sau thời hạn này.

 

Theo đó, học sinh đang học lớp 12 THPT tại trường nào thì nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại trường đó. Các đối tượng khác nộp hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT tại các địa điểm do Sở GD-ĐT quy định. Các địa điểm này không thu hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT của học sinh đang học lớp 12.

Bộ GD-ĐT quy định thời hạn thu nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT quy định thống nhất trên phạm vi toàn quốc như sau:

Theo hệ thống của Sở GD-ĐT: Từ ngày 10/3 đến hết ngày 10/4/2010.

Tại các trường tổ chức thi: Từ ngày 11/4 đến hết ngày 17/4/2010.

Các Sở GD-ĐT, các trường ĐH và CĐ nhất thiết không được thay đổi thời hạn, không được kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKDT, lệ phí ĐKDT trước hoặc sau thời hạn quy định.

Để khai và nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) và đăng ký xét tuyển (ĐKXT) không bị sai sót và thiếu thông tin, thí sinh cần lưu ý các điểm dưới đây:
 
Thí sinh làm thủ tục dự thi vào ĐH Hà Nội năm 2009. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Cách khai và nộp hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT)

Thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) học tại trường ĐH, CĐ không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH thì đồng thời nộp thêm 1 bản photocopy mặt trước của tờ phiếu ĐKDT số 1.

Hồ sơ ĐKDT bao gồm: Một túi đựng hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2. (Phiếu số 1 do Sở GD-ĐT lưu giữ. Phiếu số 2 do thí sinh giữ và được sử dụng trong các trường hợp cần thiết). Túi đựng hồ sơ (thực chất là một phiếu ĐKDT). Bản photocopy mặt trước phiếu ĐKDT số 1 nộp cho trường không tổ chức thi hoặc hệ CĐ của trường ĐH. 3 ảnh chân dung cỡ 4x6cm được chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKDT; 3 phong bì đã dán sẵn tem ghi rõ họ, tên và địa chỉ của thí sinh. Bản sao hợp lệ giấy chứng nhận ưu tiên (nếu có).

Ngoài ra, đối với những thí sinh là học sinh tốt nghiệp Trung cấp nghề (hệ tốt nghiệp trung học cơ sở), hồ sơ đăng kí dự thi phải nộp thêm giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình các môn văn hóa trung học phổ thông.

Tại mục 2 của phiếu ĐKDT, tất cả thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) đăng ký vào học tại các trường có tổ chức thi tuyển sinh đều phải ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi, mã ngành của trường mà thí sinh sẽ dự thi và có NV1 vào học.

Riêng thí sinh có nguyện vọng 1 (NV1) học tại các trường ĐH, CĐ không tổ chức thi tuyển sinh hoặc hệ CĐ của trường ĐH, trường CĐ thuộc các đại học phải khai hồ sơ như sau: Mục 2: Chỉ ghi tên trường, ký hiệu trường và khối thi của trường mà thí sinh dự thi (không ghi mã ngành). Mục 3: Ghi đầy đủ tên trường, ký hiệu trường, khối thi và mã ngành của trường không tổ chức thi hoặc của hệ CĐ của trường ĐH, trường cao đẳng thuộc các đại học mà thí sinh có nguyện vọng học (NV1).

Cách đăng ký xét tuyển (ĐKXT):

Những thí sinh dự thi ĐH theo đề chung của Bộ GD-ĐT, có kết quả thi từ điểm sàn đại học (hoặc cao đẳng) trở lên, nếu không trúng tuyển đợt 1, thì nộp hồ sơ ĐKXT (đợt 2 hoặc đợt 3) qua đường bưu điện chuyển phát nhanh hoặc chuyển phát ưu tiên hoặc nộp trực tiếp tại trường vào ngành cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của một trường đại học (hoặc cao đẳng) còn chỉ tiêu xét tuyển.

Việc xét tuyển được thực hiện trong 3 đợt theo đúng quy trình và thời hạn quy định tại khoản 3 của mục này. Thí sinh nếu không trúng tuyển đợt 1 có kết quả thi đại học bằng hoặc lớn hơn điểm sàn cao đẳng (đối với từng đối tượng và khu vực) sẽ được cấp hai Giấy chứng nhận kết quả thi đại học có đóng dấu đỏ của trường tổ chức thi (số 1 và số 2). Thí sinh dùng Giấy số 1 để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 2. Nếu vẫn không trúng tuyển đợt 2 thì dùng Giấy số 2 để nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển đợt 3. Thí sinh có kết quả thi đại học thấp hơn điểm sàn cao đẳng được cấp Phiếu báo điểm, nhưng không được tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ sử dụng kết quả thi đại học theo đề thi chung để xét tuyển.

Những thí sinh dự thi cao đẳng theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT, nếu không trúng tuyển vào trường cao đẳng đã dự thi, nhưng có kết quả thi bằng hoặc cao hơn mức điểm tối thiểu theo quy định đối với từng đối tượng và khu vực (không có môn nào bị điểm 0) được trường cao đẳng tổ chức thi cấp hai Giấy chứng nhận kết quả thi cao đẳng (số 1 và số 2), có đóng dấu đỏ của trường cao đẳng tổ chức thi. Thí sinh dùng Giấy chứng nhận kết quả thi này để tham gia ĐKXT (đợt 2 hoặc đợt 3) vào các trường CĐ khác còn chỉ tiêu, cùng khối thi và trong vùng tuyển quy định của trường.
 
Quy trình và thời hạn nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT : Các trường công bố điểm trúng tuyển NV1 (đợt 1) chậm nhất là ngày 20/8/2010. Các trường nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT đợt 2 (NV2) và đợt 3 (NV3) của thí sinh nộp theo đúng thời hạn sau đây: Đợt 2 từ ngày 25/8/2010 đến 17 giờ ngày 10/9/2010. Đợt 3 từ ngày 15/9/2010 đến 17 giờ ngày 30/9/2010.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh, năm nay ngoài qui định hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT gửi qua đường bưu điện chuyển phát nhanh còn chuyển qua dịch vụ chuyển phát ưu tiên; thí sinh cũng có thể nộp hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT trực tiếp tại trường, Hiệu trưởng các trường chịu trách nhiệm trong tất cả các khâu:  về việc tổ chức thu nhận, vào sổ, quản lí, cấp biên lai cho thí sinh…). Chỉ nhận Giấy chứng nhận kết quả thi có chữ ký và dấu đỏ của trường tổ chức thi (không nhận bản sao, bản photocopy). Các trường không được kết thúc việc nhận hồ sơ ĐKXT và lệ phí ĐKXT của thí sinh nộp trong thời hạn quy định trên.

                                                                                       Theo Dantri

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục