Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc sau 3 năm thực hiên đề án.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT trao giấy khen cho các tập thể có thành tích xuất sắc sau 3 năm thực hiên đề án.

(HBĐT) - Ngày 2/3, Ban chỉ đạo Đề án phát triển giáo dục Mầm non (GDMN) tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2010.

 

Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2015 được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 3634/QĐ – UBND ngày 29/12/2006. Ba năm qua, các cấp chính quyền, các ban, ngành liên quan từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là ngành GD&ĐT đã tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc đề án. Ngành đã quan tâm xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu thành lập trường và huy động trẻ ra lớp ở tỷ lệ cao. Trình độ chuyên môn đạt chuẩn và trên chuẩn tăng hàng năm, tỷ lệ chưa đạt chuẩn giảm mạnh. Chính sách, chế độ đãi ngộ cho giáo viên từng bước ổn định, đảm bảo theo quy định của Nhà nước. Hiện tại, 100% xã, phường, thị trấn đã có cơ sở GDMN. Tỷ lệ huy động trẻ cân đối giữa các vùng miền trong tỉnh. Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động 99,7% đến trường. Năm 2009, toàn tỉnh có 2.693 phòng học mầm non, trong đó xây mới 325 phòng với đầu tư xây dựng cơ bản đạt trên 210,7 tỷ đồng; mua sắm thiết bị trên 32,8 tỷ đồng. Hầu hết các xã  đã quy hoạch quy mô theo quy định chuẩn quốc gia. Bên cạnh đó, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ có chuyển biến rõ nét, tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong các nhà trường giảm xuống dưới 10%. Đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị giảng dạy được quan tâm đầu tư giúp trẻ nhận thức đầy đủ hơn, tiếp cận nhiều hơn, mở rộng kiến thức, kỹ năng cho trẻ.

 

Sau 3 năm thực hiện Đề án phát triển GDMN vẫn còn một số tồn tại về chế độ đãi ngộ cho đội ngũ nhà giáo chưa thỏa đáng; tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn chưa đạt mục tiêu đề ra; tỉ lệ trường có điểm trung tâm và đầu tư phòng chức năng, công trình phụ trợ, diện tích đất điểm trường chính, thiết bị còn thiếu thốn. Công tác tuyên truyền về GDMN ở một số địa phương, đơn vị, nhất là vùng đặc biệt khó khăn còn hạn chế.

 

Để tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Đề án phát triển GDMN, Ban chỉ đạo đề án đã xây dựng mục tiêu cụ thể cho giai đoạn 2010 – 2015, đó là: Xây dựng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý GDMN đủ về số lượng, được đào tạo đạt chuẩn; Mở rộng qui mô, đảm bảo đáp ứng yêu cầu gửi trẻ của các bậc phụ huynh, khắc phục cơ bản sự chênh lệch về phát triển GDMN giữa các vùng và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non; Nâng tỷ lệ trường mầm non đạt chuẩn quốc gia lên 50% đến năm 2015; Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các cơ sở GDMN; Tăng tỷ lệ cha mẹ có con ở lứa tuổi mầm non được cung cấp và áp dụng kiến thức, kĩ năng cơ bản về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ; Bố trí nguồn lực hợp lý cho GDMN.

 

Nhân dịp này, Sở GD&ĐT đã tặng giấy khen cho 11 tập thể, 14 cá nhân thuộc các lực lượng xã hội trong tỉnh đã có thành tích xuất sắc thực hiện Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2010.

 

                                                            Hoàng Nga

Các tin khác

Góc học bài của Toàn
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

'Bản nháp', 'lỗi kỹ thuật': Trách nhiệm xã hội của Bộ GD-ĐT

Dù là thực sự hay bao biện với "lỗi kỹ thuật" gửi "bản nháp" có điều cấm trường tư đào tạo ngành luật, báo chí, sư phạm để đưa lên mạng lấy ý kiến dư luận, những người có trách nhiệm quản lý giáo dục đại học có lẽ phải giở lại "Vở bài tập Đạo đức lớp 1" để thực hành "bài tập số 4" (Em hãy cùng các bạn đóng vai về chủ đề "Cảm ơn, xin lỗi").

"Đưa trường học đến thí sinh 2010": Gần 3.000 học sinh tham gia

Đại diện hơn 20 trường ĐH, CĐ, TCCN đã giải đáp cặn kẽ, đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh muốn tìm hiểu thông tin cho mùa thi sắp tới

Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010: Những ngành học có điều kiện

Ở một số ngành nghề và trường học, khi lựa chọn thí sinh cần chú ý các giới hạn giới tính, hình thể, ngoại ngữ, phạm vi lãnh thổ, thậm chí là khả năng tài chính.

Thủ tướng buộc Bộ Giáo dục kiểm soát chất lượng đại học

Sau khi Báo chí nêu vấn đề "cấm trường ngoài công lập dạy luật, báo chí, sư phạm có phải vì mất kiểm soát chất lượng" và nhận được phản hồi từ Bộ GD-ĐT, ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ GD-ĐT và UBND các địa phương "kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo".

Bỏ quy định “ không mời người ngoài luyện thi học sinh giỏi”

Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi. Theo đó, bãi bỏ quy định “Không mời người ngoài luyện thi học sinh giỏi”.

Thứ trưởng Bộ GD:'Cấm dạy luật, báo...' là lỗi kỹ thuật

Trao đổi với VietNamNet chiều 26/2, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trần Thị Hà khẳng định: Bộ GD-ĐT chưa bao giờ có chủ trương cấm trường tư mở các ngành đào tạo luật, sư phạm và báo chí.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục