Ấn tượng trong tôi là đôi mắt buồn buồn của những cô học trò tuổi mới lớn. Sau giờ tan học, những bạn trẻ 9X ấy lăn xả vào cuộc mưu sinh để nuôi con chữ trên từng trang sách.
Ở huyện Nhà Bè (TPHCM), có một mẫu số chung cho những em học sinh được đưa vào diện "có thể bỏ học giữa chừng": đó là hầu hết các em có một gia đình không đầy đủ. Ở đó, có cái nghèo đói túng bấn, chạy cơm từng bữa từng ngày. Điều này có thể "hất" các em ra khỏi ngôi trường thân thương bất cứ lúc nào.
Trong số 20 học sinh được nhận học bổng “Ngăn dòng bỏ học” 2009 ở Trường THPT Long Thới, Nhà Bè thì có đến 3 trường hợp là gia đình tan vỡ, ba mẹ li hôn hay ba có mẹ kế. Thiếu thốn vật chất đã đành, đến tình yêu thương, các em cũng nghèo.
Mẹ đi lấy chồng khác từ khi em mới được vài tuổi nên N.T. Kim Hương, lớp 10A1, THPT Long Thới từ nhỏ đã sống với mẹ kế. Ngày trước, ba và mẹ kế làm chài lưới, sau đó bán ghe. Ba em làm thuê, mẹ kế bán hủ tiếu.
Kim Hương tâm sự rất thật rằng: “Nhà khó khăn nên ba không lo gì cho em, đã thế mẹ kế lại la mắng em những chuyện rất vô lý”. May có các cô, chú ruột ở gần lo cho manh quần tấm áo, giày dép, thuốc men khi em đổ bệnh. Những anh, chị bà con thì cho quần áo cũ. Học phí và sách giáo khoa thì có học bổng của xã Hiệp Phước. Nếu không đủ thì bà nội dành dụm tiền cho cháu đi học. Năm nào cũng đạt học sinh giỏi nên cô bé luôn có tập vở mới cho năm học sau.
Nhà có bà nội là thương em nhất nhưng bà đã gần 80 tuổi, lại đau ốm triền miên. Dẫu bà có thương cháu cũng không có tiền cho cháu ăn sáng nên với Hương, ăn sáng là sự ... xa xỉ.
Ngày thứ 7 và chủ nhật, cô bé ra chợ phụ bán cá với người cô ruột. Thương cháu, những người bà con khuyên em qua ở với cô ruột nhưng em lắc đầu vì không muốn mang điều tiếng cho ba và trở thành một người con bất hiếu.
Tuy ốm yếu, xanh xao nhưng Kim Hương vẫn cố gắng học tập. 8,6 là điểm tổng kết năm lớp 9. Lớp 10A1 em đang học cũng là lớp chọn của trường.
Khi chúng tôi tìm gặp thì em đang nằm ở phòng y tế của trường vì bị nhức đầu. Cô bé còn có tiền sử về bệnh co giật mỗi khi lên cơn sốt.
Nhận xét về em, cô giáo Trần Thị Lê cho biết Kim Hương học rất tốt môn tiếng Anh. Hương còn là người biết giúp bạn cùng tiến trong học tập.
Cùng cảnh phải vừa học vừa làm như Kim Hương là em Trần Thị Mỹ Duyên, lớp 10A8. Mẹ mất khi em 8 tuổi, cha lấy mẹ kế. Cha em không có nghề nghiệp gì ổn định, mẹ kế lại bị viêm xoang và sỏi thận.
Mỹ Duyên hàng ngày đi chằm lá, công việc rất phổ biến ở huyện Nhà Bè. Chằm lá là kết lá dừa nước thành tấm để lợp mái nhà, mỗi tấm được khoảng 12.000 - 15.000 đồng. Em còn đi mót ve chai để có tiền đóng học phí. Vậy mà kết quả cuối năm học lớp 9, em vẫn đạt học sinh giỏi với điểm trung bình là 8,3.
Em Trần Thị Thúy, học sinh lớp 11A5 thì gia đình thuộc diện đặc biệt khó khăn. Ba mẹ li hôn khi em mới 1 tuổi nên cô bé thiếu thốn tình thương vì cả 2 người đều có gia đình riêng. Thúy sống với ông bà ngoại từ nhỏ. Ông ngoại lại bị bệnh não nên cô bé phải vất vả xoay sở kiếm sống từ cửa hàng tạp hóa nhỏ của bà ngoại.
Người dân ở xã Hiệp Phước, Nhà Bè quá quen thuộc với hình ảnh một cô bé đội bánh da lợn đi rao bán dưới cái nắng chang chang. Đó là em Nguyễn Thị Thanh Vân, lớp 10A8. Mẹ ruột bỏ đi khi Vân mới được 1 tuổi. Mẹ kế của em vừa bị tai nạn xe cộ, mất hồi hè năm Vân học lớp 9 để lại 2 đứa em nhỏ. Bởi vậy mà cô bé sớm phải tảo tần. Ngoài bán bánh da lợn do bà nội làm thì Thanh Vân còn tranh thủ phụ bán quán nhậu để đỡ đần cho ba. Vậy mà cô bé học không chê vào đâu được, em đã đạt giải 3 kỳ thi học sinh giỏi văn cấp huyện năm lớp 9.
Hoàn cảnh khó khăn nên nhiều học sinh huyện Nhà Bè không nề hà làm bất cứ việc gì để kiếm tiền lo toan cuộc sống. Có em như Phạm Thanh Hải, xã Hiệp Phước, trường cách nhà 10km, lại phải qua đò nên mới 3 giờ sáng đã phải thức dậy để đi cho kịp. Ngày hè, em đi phụ xà lan kiếm tiền.
Vượt qua nỗi bất hạnh của số phận, những học sinh 9X nói trên ở huyện Nhà Bè vẫn ngày ngày đến trường với điểm số đáng tự hào. Hy vọng một tương lai tươi sáng sẽ sớm đến với các em.
Theo Dantri
Sau khi Báo chí nêu vấn đề "cấm trường ngoài công lập dạy luật, báo chí, sư phạm có phải vì mất kiểm soát chất lượng" và nhận được phản hồi từ Bộ GD-ĐT, ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ GD-ĐT và UBND các địa phương "kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo".
Bộ GD-ĐT vừa ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế thi chọn học sinh giỏi. Theo đó, bãi bỏ quy định “Không mời người ngoài luyện thi học sinh giỏi”.
Trao đổi với VietNamNet chiều 26/2, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trần Thị Hà khẳng định: Bộ GD-ĐT chưa bao giờ có chủ trương cấm trường tư mở các ngành đào tạo luật, sư phạm và báo chí.
Ngày 25/2, Bộ GD-ĐT chính thức công bố Thông tư sửa đổi Quy chế thi tốt nghiệp THPT 2010. Theo đó, về cơ bản Quy chế vẫn giữ như năm trước và bổ sung, sửa đổi một số điểm trong hội nghị thi và tuyển sinh 2010 đã bàn cho phù hợp với thực tế.
Sự phù hợp, say mê và nhu cầu xã hội là những điểm tựa mà mỗi học sinh cần cân nhắc kỹ trước khi đặt bút chọn ngành nghề sẽ học sau này.
Cấm trường ngoài công lập đào tạo sư phạm, luật, báo chí trong điều kiện hiện nay là một giải pháp tình thế hợp lý trước thực trạng đào tạo còn lộn xộn của một số cơ sở đào tạo hệ này; hay đó chỉ thể hiện sự "mất kiểm soát" trong quản lý chất lượng của cơ quan chủ quản, và thậm chí còn đi ngược xu thế phát triển?