Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH năm 2009.

Thí sinh tham dự kỳ thi ĐH năm 2009.

Sau khi Báo chí nêu vấn đề "cấm trường ngoài công lập dạy luật, báo chí, sư phạm có phải vì mất kiểm soát chất lượng" và nhận được phản hồi từ Bộ GD-ĐT, ngày 27/2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ GD-ĐT và UBND các địa phương "kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo".

Ngày 23/2, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo thông tư quy định điều kiện và thủ tục để các trường ĐH, CĐ mở ngành đào tạo.Cùng với hướng dẫn 'cách xác định chỉ tiêu tuyển sinh" trước đó, đây là những văn bản có mục đích đặt điều kiện để đảm bảo chất lượng giáo dục đại học. Để siết chặt hơn quy trình và điều kiện được mở ngành đào tạo, Bộ GD-ĐT quy định rõ ngành, chuyên ngành đào tạo mà các cơ sở đào tạo đăng ký mở phải đáp ứng yêu cầu về chiến lược và quy hoạch của cơ sở mình, nhu cầu phát triển nguồn lực của ngành và của địa bàn nơi trường đóng trụ sở. Những quy định về điều kiện giảng viên khi mở ngành khá cụ thể.

Tuy nhiên, đáng lưu ý ở khoản 3, điều 2 của dự thảo lại quy định "Các trường ngoài công lập không được phép đào tạo các ngành luật, sư phạm và báo chí".

Mặc dù có những quan ngại về chất lượng đào tạo của không ít trường ngoài công lập, nhưng các ý kiến góp ý cho dự thảo đều ngạc nhiên khi có "sự phân biệt công - tư" khi có ý định cấm như vậy.

Theo ông Huỳnh Văn Thông, Khoa Báo chí và Truyền thông (ĐHQG TP.HCM), nếu Bộ đề cao chất lượng đào tạo của những ngành học "nhạy cảm" này thì nên chú trọng kiểm soát các điều kiện và khả năng tổ chức đào tạo của những cơ sở giáo dục đại học muốn đào tạo các ngành đó. Đặc biệt, Bộ nên cố gắng kiểm soát "nội bộ" để không xảy ra tình trạng "bán rẻ" các điều kiện mở ngành.

Ông cũng đặt giả thiết, phải chăng, Bộ đã tự thừa nhận, sau một thời gian "nỗ lực" phát triển hệ thống giáo dục đại học ngoài công lập, đã "mất kiểm soát" nên phải sử dụng các biện pháp phân biệt đối xử?

Trao đổi với VietNamNet, ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá - Giáo dục, Thanh Thiếu niên và Nhi đồng Quốc hội cho rằng không nên phân biệt công - tư trong mở chuyên ngành đào tạo đại học.

Ngày 26/2, tại cuộc họp của đoàn giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với UBND TP Hà Nội và các trường ĐH, CĐ ở Hà Nội, ông Đào Trọng Thi nhấn mạnh phải làm rõ các khái niệm lợi nhuận, phi lợi nhuận đối với trường đại học tư để có chính sách phù hợp với từng loại hình trường, áp dụng thống nhất và hiệu quả trong công tác quản lý giáo dục đại học.

Chiều 26/2, Thứ trưởng Thường trực Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho hay, Bộ chưa bao giờ có chủ trương cấm trường tư mở các ngành đào tạo luật, sư phạm và báo chí. Còn quy định "không cho phép" trong dự thảo chỉ là "lỗi kỹ thuật".

Dẫu vậy, trong Chỉ thị về đổi mới giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012 ký ngày 27/2, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn khẳng định, cơ chế quản lý của nhà nước với hệ thống giáo dục đại học và sự quản lý của các trường đại học, cao đẳng còn nhiều bất hợp lý kéo dài, chưa tạo động lực đủ mạnh để phát huy năng lực sáng tạo và sự tự chịu trách nhiệm của đội ngũ giảng viên, các nhà quản lý và sinh viên để đổi mới mạnh mẽ, căn bản giáo dục đại học. Điều này khiến tiềm năng đầu tư của xã hội và các nhà đầu tư nước ngoài để phát triển giáo dục đại học chưa được phát huy hiệu quả. 

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng "phải kiên quyết chấm dứt tình trạng không kiểm soát được chất lượng đào tạo. Cần tạo ra cơ chế và động lực trong quản lý nhà nước và quản lý của các cơ sở đào tạo để thực hiện mục tiêu đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo".

12 việc ’cần làm ngay"

Để "đổi mới giáo dục đại học trong 3 năm, đến năm 2012, Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT thực hiện 12 yêu cầu. Trong đó, có việc tổ chức thảo luận ở các trường: vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong giai đoạn hiện nay?

Ngoài ra, Bộ sẽ kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các cam kết của các trường ĐH, CĐ trong đề án thành lập trường về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình học. Có cơ chế xử lý nghiêm khắc với các trường sau ba năm thành lập không đáp ứng yêu cầu. Đẩy mạnh thanh tra hoạt động đào tạo liên kết.

Bộ cũng đồng thời chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ phân công, phân cấp quản lý các trường ĐH, CĐ theo hướng làm rõ trách nhiệm giữa Bộ với các bộ liên quan và với địa phương. Cần tăng bộ máy giúp việc cho tỉnh để kiểm tra, giám sát các trường ĐH, CĐ trên địa bàn. Cùng với đó là tăng cường sự giám sát của xã hội.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT đẩy mạnh việc đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục đại học theo hướng đẩy nhanh tiến độ tự đánh giá của các trường, xây dựng tiêu chuẩn và hình thành một số cơ quan kiểm định chất lượng độc lập.

Một nhiệm vụ quan trọng khác là đổi mới công tác quy hoạch, kế hoạch, rà soát lại các chỉ tiêu phát triển hệ thống giáo dục đại học đến năm 2020. Tăng cường công tác dự báo để các mục tiêu và chỉ số phát triển giáo dục đại học có tính khả thi, làm cơ sở xây dựng chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020.

Ngoài ra, cần ban hành các văn bản về thành lập trường, tuyển sinh, đao tạo, quản lý tài chính, chất lượng, trong đó làm rõ trách nhiệm và chế độ của nhà giáo trong đào tạo và nghiên cứu khoa học... để các trường thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước xã hội.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GD-ĐT hướng dẫn và kiểm tra các trường áp dụng mức trần học phí mới theo hướng tăng học phí phải gắn với nâng cao chất lượng đào tạo.

Bên cạnh đó, bộ nà cần nhanh chóng triển khai quy hoạch xây dựng các trường ĐH, ký túc xá SV, đặc biệt tại vùng Thủ đô Hà Nội và vùng TP.HCM.

Chỉ thị của Thủ tướng cũng nêu rõ một số nhiệm vụ cấp bách khác như nâng cao năng lực quản lý của đội ngũ lãnh đạo các trường thông qua xây dựng tiêu chuẩn chức danh, quy hoạch cán bộ lãnh đạo; đẩy mạnh chủ trương đào tạo theo nhu cầu xã hội và sớm tổ chức sơ kết đánh giá ba năm công việc này...

Những nhiệm vụ được nêu trong Chỉ thị  của Thủ tướng cũng đã được Bộ GD-ĐT xác định trong một nghị quyết của ban cán sự Đảng hồi đầu tháng 1/2010.

                                                                                                 Theo Vnn

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT năm 2009.
Không có hình ảnh

Bộ Giáo dục đừng 'bán rẻ' điều kiện mở ngành

Cấm trường ngoài công lập đào tạo sư phạm, luật, báo chí trong điều kiện hiện nay là một giải pháp tình thế hợp lý trước thực trạng đào tạo còn lộn xộn của một số cơ sở đào tạo hệ này; hay đó chỉ thể hiện sự "mất kiểm soát" trong quản lý chất lượng của cơ quan chủ quản, và thậm chí còn đi ngược xu thế phát triển?

Học tủ sẽ bị lệch tủ

Với đề thi tốt nghiệp trong vài năm trở lại đây, nếu học sinh học tủ sẽ bị lệch tủ, thậm chí điểm sẽ rất thấp - ông Nguyễn Thành Kỳ, trưởng phòng giáo dục THPT, Sở GD- ĐT Hà Nội khẳng định như vậy.

Ngày 10/3, bắt đầu thu hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ

Bộ GD-ĐT quy định các trường THPT, các Sở GD-ĐT thu hồ sơ và lệ phí đăng ký dự thi ĐH, CĐ của thí sinh từ 10/3/2010 đến 17h00 ngày 10/4/2010, không kết thúc trước hoặc sau thời hạn này.

Bộ GD-ĐT sẽ thành lập thêm Vụ Thi đua và Truyền thông

Tại cuộc họp giao ban lãnh đạo Bộ GD-ĐT ngày 23/2, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Bộ sẽ trình với Thủ tướng Chính phủ cho thành lập thêm Vụ Thi đua và Truyền thông.

Trường tư không được dạy luật, báo chí, sư phạm

Trong dự thảo vừa công bố hôm qua 23/2, về điều kiện mở ngành đào tạo ở trường đại học, cao đẳng Bộ GD-ĐT dự kiến không cho phép trường ngoài công lập đào tạo sư phạm, luật và báo chí.

Những ngành thu hút sinh viên: Công nghệ thông tin dẫn đầu

Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, điện tử viễn thông... là những ngành luôn dẫn đầu về điểm chuẩn của khối kỹ thuật, công nghệ. Đây là những ngành thường không lấy đến nguyện vọng 2

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục