Nhiều năm làm giáo viên, tôi chưa bao giờ tôi nhận được một tin nhắn hay lời đề nghị trực tiếp của một học trò trong một tình huống đặc biệt như câu chuyện kê dưới đây:
1. Cách đây mấy hôm, tôi nhận được tin nhắn của học trò với nội dung như sau: “ Em là Vân lớp 12C1. Em có việc muốn nhờ thầy. Chuyện là mấy bài kiểm tra lần trước em không nghĩ điểm cao như thế vì em thấy bài mình làm thiếu sót khá nhiều ý.
Vì thế em mong bài kiểm tra chất lượng lần này thầy chấm khắt khe hơn. Em muốn được nhận số điểm đúng với chính thực lực của mình. Em cảm ơn thầy”.
Đọc xong tin nhắn, trong tôi pha trộn nhiều cảm xúc. Đầu tiền là sự ngạc nhiên, phải nói là hết sức ngạc nhiên. Thông thường học sinh chỉ thắc mắc vì sao bài mình làm như thế mà điểm thấp chứ thắc mắc vì sao bài của mình điểm cao thì quả là hiếm thấy.
Sau ngạc nhiên là cảm xúc vui mừng. Lâu nay nhiều học sinh tìm cách gian lận trong học hành, thi cử để đạt điểm cao. Thế nên tôi rất vui mừng vì lòng dũng cảm, sự trung thực của cô học trò này. Đáng trân trọng biết bao nhiêu!
Sau ngạc nhiên, vui mừng là cảm giác...giật mình, xen lẫn xấu hổ. Bởi trong tin nhắn của em có hàm ý sự phê bình cách chấm bài thiếu trách nhiệm khi “bài làm thiếu sót khá nhiều ý” mà vẫn được điểm cao. Điều đó thật tai hại. Người thầy chấm bài mà thiếu trách nhiệm, đọc qua loa rồi cho điểm không chính xác học sinh sẽ coi thường.
Đáng nói hơn, nếu bài xứng đáng điểm thấp mà chấm điểm cao là lừa dối học sinh, làm cho học sinh ảo tưởng ngộ nhận về khả năng của mình; ngược lại, nếu bài xứng đáng điểm cao cho điểm thấp cũng có tội lớn với học sinh, làm học sinh nản chí, không còn động lực phấn đấu.
Vì thế chấm bài kiểm tra là một công việc đòi hỏi lương tâm, trách nhiệm của người thầy: phải công bằng, chính xác; khi chấm bài phải chỉ ra lỗi và sửa lỗi để học sinh biết mà khắc phục; phải có lời phê khen ngợi, khuyến khích động viên khi học sinh làm bài tốt.
Đôi lúc những bộn bề và lo toan của cuộc sống khiến người thầy làm chưa tốt trách nhiệm chấm bài của mình. Đọc tin nhắn của học trò mà giật mình, xấu hổ. Nhưng tôi và nhiều đồng nghiệp phải cảm ơn cô học trò đã gửi tin nhắn này rất nhiều. Nó giúp ngộ ra nhiều điều quý giá.
2. Tôi đem câu chuyện này cùng những suy nghĩ của mình kể cho học trò nghe. Nhiều học sinh ồ lên, có em còn thốt lên: “Đứa nào mà khùng vậy?”.
Chẳng lẽ bây giờ sự giả dối tràn lan, phổ biến, còn lòng trung thực, sự dũng cảm lại khan hiếm vậy sao?
3. Băn khoăn của tôi được một học sinh giải đáp bằng một tin nhắn với nội dung: “Thưa thầy. Lòng trung thực, sự dũng cảm như bạn học trò gửi tin nhắn đó bây giờ hiếm lắm. Và những suy nghĩ đầy lương tâm trách nhiệm như thầy bây giờ cũng hiếm lắm”.
Tôi định trả lời riêng tin nhắn cho em học trò này nhưng… tôi nghĩ sẽ thuyết phục hơn nếu như đó là câu trả lời của nhiều người bạn đồng nghiệp trên mặt báo.
Theo Dantri
Sau khi làm việc với khoảng 40 trường ĐH, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan ngại về lãng phí khi mở ngành đào tạo hay dùng ngân sách nhà nước kém hiệu quả, đội ngũ giảng viên,... Trong khi đó, mối quan tâm "nóng" không kém của nhiều trường đại học là làm sao xoay sở được đất đẹp để xây cơ sở khang trang.
(HBĐT) - Ngày 2/3, Ban chỉ đạo Đề án phát triển giáo dục Mầm non (GDMN) tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2010.
Học sinh xếp học lực loại giỏi đạt từ 3%, loại khá đạt tối thiểu 35% và loại yếu, kém không quá 5%. Ngoài ra, để được công nhận đạt chuẩn, các trường phải bảo đảm tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hằng năm không quá 6%, trong đó tỉ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.
Sau trận lũ lịch sử tháng 11/2009, xóm Trường (thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) tan hoang còn "sót" lại duy nhất một nhà. Nơi đây, có 2 mẹ con, đêm đêm thắp sáng ngọn đèn dầu nung ý chí học hành.
Ấn tượng trong tôi là đôi mắt buồn buồn của những cô học trò tuổi mới lớn. Sau giờ tan học, những bạn trẻ 9X ấy lăn xả vào cuộc mưu sinh để nuôi con chữ trên từng trang sách.
Ngày 1/3, thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, cuối tuần này phát hành cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh 2010” để kịp cho thí sinh tham khảo và nộp hồ sơ đăng ký dự thi bắt đầu từ ngày 10/3.