Học phí năm học 2010-2011 đã được nhiều trường đẩy lên với lý do chi phí đầu vào tăng, học phí tăng theo để bù đắp

Mặc dù tuyển sinh tương đối khó khăn ở năm học trước nhưng năm nay Trường ĐH Đại Nam vẫn quyết định tăng học phí đối với khóa tuyển sinh năm 2010 (riêng các khóa đã tuyển sinh trước thì vẫn giữ nguyên mức học phí cũ). Cụ thể: hệ ĐH tăng từ 800.000 đồng/tháng lên 980.000 đồng/tháng đối với tất cả các ngành học; hệ CĐ tăng từ 700.000 đồng/tháng lên 800.000 đồng/tháng.


Thí sinh thi vào Trường ĐH FPT năm 2009

Tăng để bù trượt giá


Lý giải việc tăng học phí lên mức khá cao này, đại diện nhà trường cho biết sở dĩ trường phải tăng là do trượt giá, các chi phí đầu vào đều đã tăng lên quá cao.


Trường ĐH FPT, một trong những trường thu học phí thuộc loại cao nhất trong số các trường ngoài công lập với giá hàng ngàn USD/học kỳ tuy không tăng học phí từng học kỳ nhưng lại tăng học phí của cả khóa học bằng cách tăng thêm một học kỳ nữa.

Theo đó từ năm nay, học phí của một khóa học sẽ tăng từ 8.800 USD/khóa học (8 kỳ) lên 9.900 USD/khóa học, như vậy cũng có nghĩa để có được tấm bằng tốt nghiệp ĐH, các sinh viên sẽ phải đóng thêm hơn 20 triệu đồng nữa.

Đại diện nhà trường cho biết học phí sẽ được thu theo từng học kỳ bằng tiền Việt Nam theo tỉ giá quy đổi của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ở thời điểm đóng học phí.      


Trường ĐH Dân lập Thăng Long là một trong những trường sẽ tăng học phí trong năm nay với mức thu khác nhau theo từng ngành. Nếu năm ngoái mức học phí thấp nhất của trường này là 11 triệu đồng/năm đối với ngành ít phải đầu tư cơ sở vật chất tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh... và cao nhất là 12 triệu đồng/năm đối với ngành điều dưỡng thì năm nay mức học phí này sẽ tăng 10%.

Một lãnh đạo nhà trường cho biết mức tăng 10% này là để bù vào các khoản trượt giá trong năm qua.


Học phí thấp nhất: 7 triệu đồng/năm


Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH Dân lập Hải Phòng, cho biết để ổn định việc tuyển sinh cũng như tạo điều kiện cho sinh viên không phải lo lắng nhiều về kinh phí trong quá trình học, năm nay mức học phí của trường là 7,9 triệu đồng/năm, đây có thể coi là mức học phí thấp nhất so với các trường dân lập khác.

Ông Nghị cho rằng mức tín dụng mà sinh viên được vay là 8,4 triệu đồng/năm thì học phí gần 8 triệu đồng/năm của trường có thể phần nào thu hút được sinh viên.

Một trường cũng mới thành lập và ít tên tuổi khác là Trường ĐH Thành Tây cũng có mức học phí khá khiêm tốn là 700.000 đồng/tháng đối với hệ ĐH và 500.000 đồng/tháng đối với hệ CĐ. Với mức học phí này, nhiều khả năng trường sẽ dễ dàng hơn trong việc cạnh tranh xét tuyển để thu hút thí sinh với các trường khác trong mùa tuyển sinh tới.


Với mức học phí 18 triệu đồng/năm đối với các ngành kinh tế và 20 triệu đồng/năm đối với các ngành kỹ thuật, học phí của Trường ĐH Quốc tế Bắc Hà khá cao so với mặt bằng chung của các trường ĐH dân lập hiện nay.

Với mức học phí này, Trường ĐH Bắc Hà rất khó thu hút thí sinh, tuy nhiên, theo bà Thanh Thủy, đại diện nhà trường, để bảo đảm thực hiện những mục tiêu về đào tạo, đặc biệt là chất lượng đào tạo mà trường đặt ra, mức học phí này vẫn phải duy trì.


Với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2010 chỉ vẻn vẹn 600 sinh viên, Trường ĐH Nguyễn Trãi năm nay thu học phí 1,5 triệu đồng/ tháng, tức 15 triệu đồng/năm cho tất cả các ngành học.

 

                                                                                     Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Phong trào văn nghệ của nhà trường phát triển, kịp thời động viên học sinh trong học tập

Vụ cháu bé tử vong: Đình chỉ hoạt động trường Tuổi Ngọc

Ngày 2-3, Đoàn kiểm tra liên ngành thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An đã kiểm tra hành chính trường Mầm non Tư thục Tuổi Ngọc ở khu phố Nhị Đồng 1, thị trấn Dĩ An, huyện Dĩ An, Bình Dương và ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động tại 2 cơ sở của trường này (đều ở cùng khu phố).

Sách giáo khoa cũng phong tình ở bìa

Không chỉ báo, tạp chí mới thích trưng ảnh người nổi tiếng để “câu” bạn đọc mà giờ đây, SGK cũng đua theo trào lưu này để “dụ dỗ” học sinh.

Trường đại học Việt Nam 'nóng đất' hơn 'nóng chất'

Sau khi làm việc với khoảng 40 trường ĐH, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quan ngại về lãng phí khi mở ngành đào tạo hay dùng ngân sách nhà nước kém hiệu quả, đội ngũ giảng viên,... Trong khi đó, mối quan tâm "nóng" không kém của nhiều trường đại học là làm sao xoay sở được đất đẹp để xây cơ sở khang trang.

Sơ kết 3 năm thực hiện Đề án phát triển giáo dục Mầm non

(HBĐT) - Ngày 2/3, Ban chỉ đạo Đề án phát triển giáo dục Mầm non (GDMN) tỉnh đã tổ chức hội nghị sơ kết 3 năm thực hiện Đề án Phát triển GDMN giai đoạn 2006 – 2010.

Trường chuẩn quốc gia chỉ được phép có 5% HS yếu, kém

Học sinh xếp học lực loại giỏi đạt từ 3%, loại khá đạt tối thiểu 35% và loại yếu, kém không quá 5%. Ngoài ra, để được công nhận đạt chuẩn, các trường phải bảo đảm tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban hằng năm không quá 6%, trong đó tỉ lệ học sinh bỏ học không quá 1%.

Một ý chí rực sáng giữa hoang tàn xóm lũ

Sau trận lũ lịch sử tháng 11/2009, xóm Trường (thôn Triêm Đức, xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên) tan hoang còn "sót" lại duy nhất một nhà. Nơi đây, có 2 mẹ con, đêm đêm thắp sáng ngọn đèn dầu nung ý chí học hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục