Hơn 20 năm qua sống nơi đất khách quê người, làm bạn bên chiếc cân kiếm dăm ba ngàn mỗi ngày, tối đến thuê nhà trọ ngủ qua đêm, vậy mà bà Khổng Thị Hoài, 58 tuổi, quê Thái Bình vẫn gắng gượng nuôi con vào đại học.

 

Ngày ở Thái Bình, bà Hoài cũng có một gia đình hạnh phúc. Cuộc sống giản dị với sào ruộng, đôi lợn. Đến năm 1992, người chồng qua đời để lại cho bà hai đứa con thơ dại. Cuộc sống mưu sinh khiến bà phải ôm hai con thơ rời quê hương vào Huế. 

Thời gian chân ướt chân ráo vào Huế, không nơi nương tựa, không người thân thích, bà Hoài phải làm đủ mọi nghề như rửa bát, giặt quần áo thuê thậm chí là những công việc bốc vác nặng nhọc để lo cho các con miếng ăn trong ngày. Khi ấy người con trai của bà là cháu Lê Tấn Nhân chưa đầy 10 tuổi đã phải đi trông xe ở các quán cà phê giúp mẹ. Còn bé Lê Thị Uyên chưa đầy 3 tuổi phải nằm trên lưng mẹ mỗi khi mẹ đi làm.

Đến khi hai con lớn lên được đi học và sống trong nhà trẻ em đường phố (130 Chi Lăng, TP Huế) cũng là lúc người mẹ phải sống một mình. Ngày ngày đi cân sức khỏe kiếm vài ba ngàn gửi vào cho con có tiền mua sách vở, tối đến người mẹ lại thuê nhà trọ ngủ qua đêm. Bà Hoài không muốn để những người bạn của con mình biết bạn có một người mẹ vất vả như thế.

Hơn 20 năm nay, bà Hoài chỉ quanh quẩn bên cây cầu Trường Tiền để ngày ngày được ngắm hai con đi học ngang qua. Nhiều lúc nhìn con đi học cùng các bạn, thoáng qua trước mắt mà mẹ con không dám nhìn mặt nhau. Lúc đó mẹ lại khóc. Người mẹ đã hơn 20 năm ở cạnh con mà không được chăm sóc cho con.

Tâm sự với mẹ trong giây phút mẹ con gặp nhau, em Lê Tấn Nhân nghẹn ngào: “Cả cuộc đời mẹ dành cho các con tất cả. Công ơn này suốt cả cuộc đời con cũng không thể đền đáp nổi. Con sẽ phấn đấu học thành tài để xứng với công lao của mẹ”.

Còn bà Hoài thì bảo: “Mẹ không hối hận đã hi sinh cả cuộc đời cho các con. Mẹ chấp nhận hết chỉ cần các con học hành thành tài là cả cuộc đời mẹ vui lắm rồi”.

Giây phút hiếm hoi bà Hoài được gặp con trai Lê Tấn Nhân. Còn lúc này bé Uyên đang đi học thêm.

Biết được hoàn cảnh của mẹ, hai anh em Nhân, Uyên đã phấn đấu học hành để bù đắp cho những tháng ngày khó nhọc của mẹ. Năm 2007, Nhân đã thi đậu vào Trường ĐH Dân lập Phú Xuân, Khoa Ngoại ngữ. Còn bé Uyên cũng đang học lớp 11 Trường PTTH Nguyễn Huệ, một trường chuyên của TP Huế. Ước mơ sau này của em là sẽ thi vào ngành Kinh tế để “kiếm được nhiều tiền lo cho mẹ”.

Giờ đây, với bà Hoài, không có gì hạnh phúc bằng các con đã khôn lớn trưởng thành hơn. Hàng ngày bà vẫn làm bạn với chiếc cân ven cầu Trường Tiền để tiếp tục một phần ba cuộc đời còn lại của mình chăm lo cho các con mua đủ quyển sách quyển vở.

“Ngày nghe tin con đậu đại học, ba mẹ con gặp nhau mừng chảy nước mắt. Hôm đó ba mẹ con ăn mừng liên hoan bằng ba tô phở bò. Bên cạnh cái mừng còn biết bao nhiêu điều phải lo, sợ không có tiền để con theo nổi con đường đại học. Giờ đây thì tôi yên tâm rồi, thằng Nhân còn đi phiên dịch ở những điểm du lịch, dạy thêm nên cũng bớt đi được gánh nặng phần nào”, bà Hoài tâm sự.

Niềm vui mới nhất của bà Hoài là em Nhân vừa làm được hộ khẩu ở TP Huế. Tuy không hay đến chỗ các con nhưng ngày nào bà Hoài cũng ra bưu điện gọi điện hỏi thăm sức khỏe các con, để động viên con học hành.

Chia tay chúng tôi, bà lại tiếp tục hành trình mưu sinh của mình để có thể trợ giúp các con học hành.

 

                                                                         Theo DanTri

Các tin khác

Già làng Xa Văn Thế và tấm bằng tốt nghiệp THCS được nhận năm 75 tuổi.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thành phố Hòa Bình: Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong các nhà trường

(HBĐT) - Thành phố Hòa Bình hiện có 54 trường học, trong đó có 19 trường mần non cùng hai điểm trường, 18 trường tiểu học và 17 trường THCS. Trong  những năm qua, Phòng GD&ĐT thành phố Hòa Bình cùng các đơn vị trường học trên địa bàn đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ tham mưu về công tác quản lý giáo dục cũng như hoàn thành nhiệm vụ và mục tiêu về phát triển sự nghiệp giáo dục của địa phương, của ngành trong từng năm học.

TUYỂN SINH ĐẠI HỌC - CAO ĐẲNG 2010:
Hướng dẫn làm hồ sơ dự thi

Hôm nay, 10-3, các sở GD-ĐT bắt đầu nhận hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2010. Để giúp thí sinh ghi hồ sơ chính xác, thạc sĩ Trần Đình Lý, Trưởng Phòng Công tác sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, sẽ hướng dẫn thí sinh

Thi học sinh giỏi có còn sức hút?

Ngày mai (11-3), đồng loạt 64 tỉnh, thành sẽ tổ chức kỳ thi học sinh (HS) giỏi nhằm chọn ra các gương mặt xứng đáng cho đội tuyển quốc gia năm 2010. Có một vấn đề lớn đặt ra, là năm nay liệu các cuộc thi này có còn sức hấp dẫn để tuyển lựa các “thần đồng” xứng đáng đại diện cho đất nước? Điều này thật sự khó khẳng định, vì kinh nghiệm những năm gần đây cho thấy, nhiều phụ huynh học sinh đã đưa con ra khỏi đội tuyển, từ chối vòng hào quang lấp lánh…

Đà Nẵng: Gần 29.000 chỉ tiêu tuyển sinh học nghề năm 2010

UBND thành phố Đà Nẵng vừa phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh học nghề năm 2010 của các cơ sở dạy nghề thuộc thành phố quản lý.

Hậu quả của việc yêu con không đúng cách

Tự lấy thức ăn, tự cầm đũa, thay quần áo, mang giày,... tất cả những điều đó bé Anh Duy vẫn không làm được mặc dù đã học đến lớp 3.

Tuyển sinh trung cấp chuyên nghiệp 2010:
Những điều chỉnh, bổ sung trong nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển

Thứ trưởng Thường trực Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận ngày 8- 3 có văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh năm 2010 gửi các sở giáo dục và đào tạo, các trường trung cấp chuyên nghiệp, các cơ sở giáo dục có đào tạo trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, phương thức nộp hồ sơ và lệ phí đăng ký dự tuyển có điều chỉnh, bổ sung so với kỳ tuyển sinh trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục