Ngày 20-3 tại Hà Nội, hội thảo triển khai thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ GD-ĐT về đổi mới quản lý giáo dục đại học (ĐH) giai đoạn 2010-2012 đã diễn ra tại Trường ĐH GT-VT.

Ý kiến của PGS-TS Trần Đắc Sử, Hiệu trưởng Trường ĐH GT-VT thu hút được sự quan tâm của người tham dự hội thảo khi ông cho rằng nếu tâm lý coi trọng bằng cấp của người học bị xóa bỏ, lợi thế cạnh tranh sẽ thuộc về các trường ĐH có chất lượng đào tạo tốt hơn. Các trường ĐH muốn giữ được uy tín, tạo sức hút đối với xã hội thì phải đổi mới mạnh mẽ.

Về phía Nhà nước, cần nghiên cứu chế độ chính sách đối với nhà giáo để họ yên tâm giảng dạy, nghiên cứu khoa học; hoàn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học; tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị thí nghiệm thực hành có cơ chế kiểm soát chất lượng các trường...

Lắng nghe ý kiến từ cơ sở, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân khẳng định, Bộ GD-ĐT sẽ hỗ trợ các trường trong việc cung cấp tài chính theo phương châm nâng cao chất lượng; hỗ trợ nhà trường đào tạo giáo viên; bồi dưỡng cán bộ quản lý; hỗ trợ thực hiện liên kết trong nghiên cứu khoa học, xây dựng hệ thống thư viện, hợp tác quốc tế…

“Điều quan trọng là làm thế nào để chất lượng đào tạo trở thành lẽ sống của giảng viên và là yêu cầu đối với sinh viên. Muốn như vậy, nhà trường cần thực hiện được sự đồng hướng về lợi ích cho giáo viên, nâng cao chất lượng cũng đồng thời với nâng cao thu nhập. Nhà trường cũng cần thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm; có cơ chế đánh giá ban giám hiệu, giáo viên định kỳ; thực hiện tốt 3 công khai và đào tạo, nghiên cứu theo nhu cầu xã hội…”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh

 

                                                                            Theo SGGP

Các tin khác

Đại biểu Phạm Hữu Quỳ (Trường PTCS 
Nguyễn Đình Chiểu) trình bày tham luận 
tại hội thảo.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Sinh viên trường ĐH Kinh tế TP.HCM đóng học phí

Chỉ 1,2 % luật sư có thể tranh tụng bằng tiếng Anh

Ngoài lí do để học hỏi thêm kinh nghiệm, còn một lí do khác khiến Trần Hồng chấp nhận mức lương 500.000 đồng/tháng là vì "không có ngoại ngữ". Theo kết quả khảo sát do Bộ Tư pháp tiến hành năm 2008, chỉ có 1,2% số luật sư có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo.

Người giáo viên làm nên điều kỳ diệu

Bị khuyết tật vận động toàn thân, 14 tuổi mà trông Thương như một đứa bé 6 tuổi với cân nặng 6, 7kg. Không quản ngại khó khăn, cô giáo Đinh Thị Lan đã thay mẹ bé Thương tới trường, giúp em trở thành học sinh đoạt giải chữ đẹp của thành phố Hạ Long.

Vẫn còn 700.000 trẻ khuyết tật chưa từng đến trường

Hiện cả nước có khoảng 4 triệu người khuyết tật, trong đó có trên 1 triệu trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khoảng 700 nghìn trẻ khuyết tật chưa từng được đến trường và 32,99% trẻ khuyết tật bỏ học.

10 suất học bổng đại học và sau đại học tại Belarus 2010

Bộ GD-ĐT thông báo, Chính phủ Belarus cấp 10 học bổng, gồm 05 học bổng đào tạo trình độ đại học và 05 học bổng đào tạo trình độ sau đại học (thạc sĩ và tiến sĩ) cho sinh viên Việt Nam.

Thí sinh không được tẩy xóa hồ sơ đăng ký dự thi

Thí sinh làm hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT), viết phiếu ĐKDT đầy đủ, chính xác, rõ ràng, không tẩy xóa và thống nhất các nội dung ghi trên túi hồ sơ, phiếu số 1, phiếu số 2.

Nhức nhối chuyện học sinh bỏ học: Cần sự quan tâm của chính quyền

Đó là đề xuất của bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo NLĐ về các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục