Đó là đề xuất của bà Nguyễn Thị Nghĩa, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, trong cuộc trao đổi với phóng viên Báo NLĐ về các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học

Phóng viên: Mặc dù không còn là vấn đề mới nhưng tình trạng học sinh bỏ học vẫn gây ra lo lắng trong xã hội. Theo bà, nguyên nhân chính khiến học sinh những vùng khó khăn bỏ học là gì?


- Bà Nguyễn Thị Nghĩa: Một điều dễ nhận thấy là các tỉnh có tỉ lệ học sinh bỏ học cao đều là những địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn như miền núi phía Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long. Đây là những vùng đi lại khó khăn, nhà xa trường, tỉ lệ hộ nghèo cao, nhiều học sinh thiếu ăn, mặc không đủ ấm. Thông tin từ các địa phương cho biết nhiều học sinh bỏ học do hoàn cảnh gia đình, học sinh phải đi làm thêm phụ giúp cha mẹ, có gia đình chịu thiệt hại do thiên tai, nhà nghèo. Bên cạnh đó, nhiều  học sinh miền núi nghỉ học để xây dựng gia đình... Tình trạng bỏ học càng nhức nhối hơn vào mỗi dịp sau Tết. Đây là thời điểm các em phải xa nhà để kiếm việc làm, cũng là mùa giáp hạt ở nhiều địa phương.


Ngoài những khó khăn về kinh tế, chương trình học được đánh giá là nặng hiện nay có phải là một nguyên nhân khiến cho học sinh học tập yếu kém dẫn đến bỏ học?


- Một lý do nữa khiến nhiều học sinh bỏ học vì học lực quá yếu. Những năm trước, vì chạy theo thành tích nên nhiều địa phương đánh giá học sinh không đúng thực chất, từ khi có cuộc vận động “hai không”, chất lượng học sinh được xem xét lại. Các em học yếu, mất căn bản không theo kịp chương trình nên nghỉ học. Cũng phải nói thêm là trường học ở các vùng khó khăn thường thiếu thiết bị, sân chơi, bãi tập, giáo viên ít có cơ hội giao lưu sinh hoạt, trao đổi chuyên môn, nghiệp vụ hơn ở các nơi khác. Những yếu tố này là nguyên nhân hạn chế chất lượng giáo dục và đời sống văn hoá của các nhà trường, làm giảm niềm vui đến trường của học sinh.


Năm 2009, bộ đã rà soát chương trình, sách giáo khoa. Qua đó, đã giảm tải cho học sinh. Bộ GD-ĐT cũng đã yêu cầu các sở GD-ĐT phải khảo sát chất lượng học sinh vào đầu năm học, xác định nguyên nhân học yếu và phối hợp với các tổ chức vận động đưa học sinh trở lại trường.


Nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học hiện nay, Bộ GD-ĐT có đưa ra giải pháp cụ thể nào  không, thưa bà?


- Bộ đang thành lập 7 đoàn kiểm tra phong trào trường học thân thiện, học sinh tích cực tại các địa phương. Đối với các địa phương còn hạn chế trong việc đưa học sinh trở lại lớp, chúng tôi đã chỉ đạo các tỉnh tăng cường thực hiện các giải pháp huy động học sinh đến lớp trên cơ sở đánh giá đúng nguyên nhân bỏ học của học sinh để có biện pháp giúp đỡ các em trở lại trường. Theo tôi, bên cạnh sự tham mưu của ngành giáo dục thì giải pháp quan trọng nhất chính là sự quan tâm của chính quyền địa phương.


Trước mắt, giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học vẫn phải do các địa phương chủ động, linh hoạt, tùy vào tình hình thực tế. Ví dụ, động viên tinh thần học sinh, cha mẹ học sinh, hỗ trợ trực tiếp bằng vật chất. Ngành giáo dục phải phối hợp chặt chẽ hơn với các đoàn thể, chính quyền địa phương để nâng nhận thức của học sinh, phụ huynh về những lợi ích khi được đi học. Báo cáo từ các địa phương cho thấy nhiều tỉnh đã có những giải pháp tích cực trong việc ngăn chặn tình trạng học sinh bỏ học. Tỉnh Bạc Liêu tranh thủ những tháng hè để tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức cho học sinh yếu kém. Ở Hậu Giang, khi thấy học sinh có dấu hiệu bỏ học, giáo viên chủ nhiệm chủ động tìm hiểu nguyên nhân để nhà trường phân công giáo viên nhận đỡ đầu học sinh, tìm mọi cách giúp các em an tâm đến lớp. Tỉnh này còn trích Quỹ Vì người nghèo, thưởng "nóng" 200.000 đồng cho mỗi học sinh nghèo bỏ học trở lại trường.


Chúng tôi đã chỉ đạo ngành giáo dục các địa phương phải làm mạnh hơn nữa, tăng cường bố trí giáo viên, chương trình để phụ đạo cho học sinh yếu kém trong dịp hè và ngay trong năm học. Giải quyết tình trạng học sinh yếu kém phải có quá trình.

 

                                                                               Theo Báo NLĐ

Các tin khác

Mô hình nuôi nhím của nông dân Đỗ Văn Hùng(TT Kỳ Sơn) được nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập kinh nghiệm.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Học phí đại học ngoài công lập cao nhất 15 triệu đồng/tháng

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, năm nay tất cả các trường đại học ngoài công lập sẽ phải công khai mức học phí trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010.

Tập trung thảo luận bốn vấn đề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học

Ðể khởi động tiến trình 3 năm (2010 - 2012) đổi mới quản lý giáo dục đại học theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ Giáo dục - Ðào tạo (GD và ÐT), Bộ GD và ÐT đã ra văn bản hướng dẫn các học viện, các trường đại học và cao đẳng tổ chức thảo luận rộng rãi theo chủ đề: "Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học?".

Nữ sinh đánh đập bạn không bị đuổi học

Ông Mai Sĩ Nhật, Trưởng Phòng Công tác HS, SV, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết Sở đang chờ văn bản chính thức kết luận điều tra của công an về nữ sinh đánh đập bạn. Quan điểm của ngành là sẽ áp dụng các hình thức xử lý nghiêm theo quy chế trường học.

Học viên học hộ sẽ bị thôi học

Nếu học hộ, thi hộ, kiểm tra hộ hoặc nhờ người khác học, thi, kiểm tra hộ, làm hộ, nhờ làm hoặc sao chép tiểu luận, đồ án, khóa luận tốt nghiệp..., học viên sẽ bị buộc thôi học.

Điểm mới trong công tác tuyển sinh vào các trường Đại học, Cao đẳng và Trung cấp chuyên nghiệp năm 2010

(HBĐT) - Ngày 15/3, Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh đã tổ chức hội nghị tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp năm 2010, đánh giá công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và TCCN năm 2009, triển khai công tác tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng và TCCN năm 2010.

Bao giờ cho tới giáo dục 3.0?

Liệu Việt Nam có bứt phá để tiến đến một nền giáo dục sáng tạo của thế hệ 2.0. và 3.0 hay, dù đã thấy tương lai, vẫn không thể thoát ra khỏi những khó khăn của hoàn cảnh hiện thời?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục