Hiện cả nước có khoảng 4 triệu người khuyết tật, trong đó có trên 1 triệu trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khoảng 700 nghìn trẻ khuyết tật chưa từng được đến trường và 32,99% trẻ khuyết tật bỏ học.

 

Con số trên được Ban Chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật, Bộ GD-ĐT thông báo ngày 18/3, tại Lễ tuyên dương và giao lưu giáo viên giỏi trẻ khuyết tật toàn quốc lần thứ II.
 
Chăm sóc trẻ khuyết tật. (Ảnh minh họa)

Giải thich vì sao số trẻ khuyết tật chưa được đến trường nhiều như vậy, ông Lê Tiến Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Phó ban chỉ đạo giáo dục trẻ khuyết tật cho biết: “Trong suốt thời gian dài, hoạt động giáo dục trẻ khuyết tật chưa có sự chỉ đạo đồng bộ ở các cấp các ngành nên việc triển khai ở địa phương còn lúng túng, mang chất tự phát.

Mặc dù giáo dục hòa nhập được xác định là hướng đi chính trong các trường phổ thông nhưng hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất giữa các bộ, ban ngành như chính sách cho học sinh, cho giáo viên.

Bên cạnh đó từ cơ sở giáo dục, chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng còn cho đối tượng trẻ khuyết tật này còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu.

Một số cộng đồng dân cư vẫn chưa tin tưởng vào khả năng học tập và hòa nhập cộng đồng của trẻ khuyết tật. Nhiều người vẫn cho rằng trẻ khuyết tật chỉ nên học ở các trường lớp chuyên biệt, không thể hòa nhập trong hệ thống giáo dục phổ thông và một bộ phận giáo viên, cán bộ quản lí cũng có quan niệm như vậy.

Do vậy, chỉ tiêu giáo dục trẻ khuyết tật trong Chiến lược giáo dục Việt Nam giai đoạn 2001 - 2010 xác định đến 2010 đảm bảo 70% trẻ khuyết tật đi học khó có thể đạt được và cần phải kéo dài đến 2015 - ông Thành khẳng định.
 
                                                                                    Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Mô hình nuôi nhím của nông dân Đỗ Văn Hùng(TT Kỳ Sơn) được nhiều hộ nông dân trong và ngoài huyện đến thăm quan, học tập kinh nghiệm.

Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển: Không thể đổ hết lỗi về phía ngành giáo dục

Tôi không ngờ, không thể hình dung ra học sinh nữ có thể đánh nhau đến mức độ đáng sợ như vậy. Tuy nhiên, trách nhiệm của những hành vi này không thể đổ hết lỗi cho ngành giáo dục được mà đó là trách nhiệm của nhiều phía, đặc biệt là phía gia đình.

Các trường phải cam kết về chất lượng đào tạo

Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Thiện Nhân được Bộ GD-ĐT thông báo ngày 16-3.

Nhiều điểm mới trong tuyển sinh vào các trường CAND năm 2010

Năm 2010, Học viện ANND bổ sung và tuyển sinh đào tạo đại học chính quy ngành Xây dựng Đảng và Xây dựng chính quyền Nhà nước (chuyên ngành Xây dựng Đảng và Xây dựng lực lượng CAND, mã ngành 901); tuyển sinh trong cả nước, thi tuyển khối C, D1 (thi tiếng Anh) và thực hiện điểm xét tuyển riêng. Thí sinh thuộc khu vực phía Nam đăng ký và dự thi tại Đại học ANND.

Học phí đại học ngoài công lập cao nhất 15 triệu đồng/tháng

Theo quy định của Bộ Giáo dục và Ðào tạo, năm nay tất cả các trường đại học ngoài công lập sẽ phải công khai mức học phí trong cuốn Những điều cần biết về tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2010.

Tập trung thảo luận bốn vấn đề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học

Ðể khởi động tiến trình 3 năm (2010 - 2012) đổi mới quản lý giáo dục đại học theo Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ Giáo dục - Ðào tạo (GD và ÐT), Bộ GD và ÐT đã ra văn bản hướng dẫn các học viện, các trường đại học và cao đẳng tổ chức thảo luận rộng rãi theo chủ đề: "Vì sao phải nâng cao chất lượng đào tạo, làm gì để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo và hiệu quả nghiên cứu khoa học?".

Nữ sinh đánh đập bạn không bị đuổi học

Ông Mai Sĩ Nhật, Trưởng Phòng Công tác HS, SV, Sở GD-ĐT Hà Nội, cho biết Sở đang chờ văn bản chính thức kết luận điều tra của công an về nữ sinh đánh đập bạn. Quan điểm của ngành là sẽ áp dụng các hình thức xử lý nghiêm theo quy chế trường học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục