Sinh viên đại học hiện nay không học nhiều như trước đây. Có thể đó là vì các giảng viên đang kỳ vọng ít hơn so với 40 năm trước. Hoặc có thể các SV ngày nay bị sao lãng bởi iPod, điện thoại di động và Facebook, những thứ không hề tồn tại vào 40 năm trước.
Đó là những phát hiện chính trong một nghiên cứu gần đây, được thực hiện bởi ĐH California (Mỹ). Trong đó, các nhà nghiên cứu nói rằng SV đại học hiện nay học khoảng 14 giờ/tuần. Tức là ít hơn 10 giờ/tuần so với năm 1961. Thực tế này là đúng với tất cả sinh viên, trong mọi chuyên ngành, ở mọi trường đại học hệ 4 năm.
Christie Mercer, SV năm thứ 3 của ĐH công California Channel Islands (CSUCI), thì chắc chắn rằng mình thuộc số những người học ít hơn. Thỉnh thoảng, cô đến thư viện vì “đó là nơi duy nhất tôi có thể tập trung”.
“Tôi nghĩ lý do chính là do những yếu tố làm sao nhãng” - Mercer, 23 tuổi, chuyên ngành Nghiên cứu tuổi thơ, nói. “Tôi phải tới thư viện, vì nếu ở nhà, tôi sẽ xem TV, dùng máy tính, đi chơi với bạn - luôn tìm được bất kỳ cớ nào đó để khỏi phải làm những điều cần làm”.
Mercer là mẫu SV hết sức bình thường. Theo quan niệm thông thường thì SV phải học 2 tiếng ở nhà cho mỗi tiếng học trên lớp. Các con số thống kê cho thấy đó gần đúng là thời lượng mà SV học ở nhà vào những năm 1960, nhưng không phải bây giờ.
Barbara Collins, giảng viên dạy môn Sinh học ở ĐH California Lutheran ở Thousand Oaks suốt 47 năm, nói rằng thật khó mà đo đếm được rằng SV học nhiều chừng nào, nhưng bà cũng tin rằng ngày nay SV dễ bị sao lãng hơn. Bà cũng nghĩ rằng các giảng viên cũng đã hạ thấp kỳ vọng của mình, đặc biệt trong các lớp học đại cương, là những môn không chuyên ngành.
Tuy nhiên, có một số điều không bao giờ thay đổi, cụ thể là tính trì hoãn. Allen Manes, 23 tuổi, biết rất rõ điều đó. Cậu biết rằng mình nên học nhiều hơn. Cậu thậm chí còn muốn thay đổi thời gian biểu để mỗi khi học thì hiệu quả hơn.“Tôi học quá ít so với mức mình nên học, hoặc cần học” - Manes, SV chuyên ngành Tâm lý học ở Channel Islands, nói - “Tôi hay trì hoãn hạng nặng. Tôi biết thế. Chắc để đến mai tôi sẽ thay đổi”.
Theo DanTri
Buổi thảo luận về “nguồn của luật quốc tế” do giảng viên trẻ - TS. Nguyễn Lan Anh dẫn dắt (khoa Luật quốc tế, Học viện ngoại giao) quá giờ hơn 1 tiếng. Để nhường phòng học cho lớp khác, các SV đã “kéo” cô giáo sang phòng học khác để tiếp tục “tranh cãi” với nhau.
Ngày 19-3, tại Đà Lạt, Bộ GD-ĐT tổ chức kỳ thi quốc gia giải toán trên máy tính cầm tay, tại 4 hội đồng thi: Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Hòa Bình và Nam Định. Tham gia có 1.620 học sinh cả nước.
Năm học 2010 - 2011, mức học phí chính thức của các trường ĐH-CĐ ngoài công lập đều tăng. Dưới đây là thông tin cụ thể của các trường.
Ngoài lí do để học hỏi thêm kinh nghiệm, còn một lí do khác khiến Trần Hồng chấp nhận mức lương 500.000 đồng/tháng là vì "không có ngoại ngữ". Theo kết quả khảo sát do Bộ Tư pháp tiến hành năm 2008, chỉ có 1,2% số luật sư có thể sử dụng tiếng Anh thành thạo.
Bị khuyết tật vận động toàn thân, 14 tuổi mà trông Thương như một đứa bé 6 tuổi với cân nặng 6, 7kg. Không quản ngại khó khăn, cô giáo Đinh Thị Lan đã thay mẹ bé Thương tới trường, giúp em trở thành học sinh đoạt giải chữ đẹp của thành phố Hạ Long.
Hiện cả nước có khoảng 4 triệu người khuyết tật, trong đó có trên 1 triệu trẻ em khuyết tật. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn khoảng 700 nghìn trẻ khuyết tật chưa từng được đến trường và 32,99% trẻ khuyết tật bỏ học.