Gần 20 năm gắn bó với công tác giáo dục trẻ khuyết tật, cô giáo Trần Thị Tú Oanh đã có nhiều học trò thành đạt, trở thành người có ích cho gia đình và xã hội, có người còn được nhiều người trên cả nước biết đến. Hỏi đâu là bí quyết thành công, cô cười hiền: trước hết cần có cái tâm!

Trong 25 năm đứng trên bục giảng thì cô giáo Trần Thị Tú Oanh, trường tiểu học Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An có đến 16 năm tham gia công tác giáo dục trẻ khuyết tật. Ngày ấy, khi ngành giáo dục có chủ trương mở thí điểm lớp học chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật tại đây, cô là một trong hai giáo viên được chọn đứng lớp.

- Thật lòng mà nói thì khi được chọn, tôi cũng thấy vui, thấy vinh dự vì được cấp trên tin tưởng. Nhưng mà cũng lo lắng lắm. Nhiệm vụ rất khó khăn, nặng nề, không biết liệu mình có hoàn thành tốt được không.- Cô Oanh nhớ lại.

Thế rồi, công việc cuốn cô vào guồng quay với hết lứa học sinh này đến lứa học sinh khác. Trò đều là những người “đặc biệt” nên kể cả khi trò ra trường đã nhiều năm, cô vẫn nhớ được những đặc điểm riêng về tính cách, về hình thể, những kỷ niệm vui buồn...

Từ những năm 1990 đến nay trường tiểu học Nghi Diên của cô Oanh luôn duy trì một lớp học chuyên biệt dành cho trẻ khuyết tật. Năm học 2009- 2010 này, toàn trường có 25 học sinh khuyết tật với 16 em học hòa nhập và 9 em học lớp chuyên biệt với nhiều loại khuyết tật, học ở nhiều trình độ khác nhau.

Cô Oanh cho biết, lớp khuyết tật chuyên biệt bao giờ cũng có những đặc thù dễ thấy: đó là học sinh thường bị tật nặng với nhiều loại tật khác nhau (ví dụ vừa khiếm thị, vừa khiếm thính; vừa khuyết tật vận động, vừa khuyết tật trí tuệ...), độ tuổi chênh lệch và ở nhiều trình độ khác nhau. Đã thế, phần lớn các em đều sinh trưởng trong những gia đình khó khăn về kinh tế, ít có điều kiện quan tâm chăm sóc...

Để tổ chức lớp học, cô Oanh và các đồng nghiệp phải đi vận động gia đình các em cho con đến trường. Nghe thì đơn giản nhưng trên thực tế đây là việc làm mất nhiều công sức, đòi hỏi phải có sự khéo léo, tế nhị. Nhiều phụ huynh không muốn hoặc không dám cho con mình đến trường bởi mặc cảm tật nguyền, bởi lo lắng con cái bị tổn thương tinh thần, bởi sợ con không theo được. Nhiều người không giấu được sự tự ti, buông xuôi: cháu nó đã như thế thì còn học hành cái nỗi gì! Vạn sự khởi đầu nan, những lứa học sinh đầu tiên, cô Oanh và các đồng nghiệp đã phải kiên trì vận động mãi mới thuyết phục được phụ huynh của học trò. Tuy nhiên, ít năm sau, nhờ thành công của những lứa đầu, các cô không còn phải lo khâu này nữa.

Công tác tổ chức học tập cực kỳ phức tạp. Phải tiến hành kiểm tra, phân loại tật của từng em để sắp xếp chỗ ngồi theo từng nhóm lớp, phải kiểm tra nhận thức của từng trẻ để đặt mục tiêu, kế hoạch học tập... Vậy nên, một lớp khuyết tật chuyên biệt được chia ra theo rất nhiều nhóm, ví dụ nhóm đa tật, nhóm khiếm thính, nhóm khiếm thị, nhóm chậm phát triển trí tuệ; sau đó lại chia theo trình độ, chẳng hạn nhóm học lớp 1, nhóm học lớp 5, nhóm học lớp 3...

- Dạy trẻ khuyết tật, trước hết cần phải có tâm. - Cô giáo Oanh bộc bạch - tức là để dạy tốt, đòi hỏi người giáo viên phải có tình thương yêu sâu sắc đối với trẻ, phải có lòng kiên trì nhẫn nại. Dạy trẻ bình thường vất vả một thì dạy trẻ khuyết tật vất vả mười. Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian, công sức hơn: ngoài giờ học bình thường phải dành thời gian rảnh rỗi kèm thêm cho các em; dành thời gian đến nhà tìm hiểu hoàn cảnh, bàn bạc, phối hợp với gia đình giúp trẻ có điều kiện học tốt nhất.

Thêm nữa, trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục cần phải có tri thức về giáo dục trẻ khuyết tật để nắm bắt tâm sinh lý, hiểu được trẻ, qua đó xác định và thực hiện những nội dung và phương pháp giáo dục phù hợp, hiệu quả. Chẳng hạn như dạy trẻ câm điếc, không chỉ dạy bằng ký hiệu mà phải vừa bằng ký hiệu, vừa bằng lời nói. Như vậy, trẻ sẽ thuộc khẩu hình, dần dần dễ dàng trong giao tiếp với giáo viên nói riêng và mọi người nói chung. Cần phải tận dụng tối đa phương pháp trực quan cho trẻ dễ tiếp thu bằng cách chuẩn bị vật thật, mô hình, tranh ảnh, phim, bộ lắp ghép… Một điều đơn giản nhưng tốn rất nhiều công sức và đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại khi giảng cho học sinh khuyết tật là phải lặp đi lặp lại nhiều lần. Và một điều cực kỳ quan trọng là phải luôn động viên, khuyến khích khi các em tiến bộ dù nhỏ và không nên cho điểm kém...


Hiệp sĩ CNTT Nguyễn Công Hùng, một trong những
học trò của cô giáo Oanh. (Ảnh: www.nghilucsong.net)

Tính từ khi mở thí điểm đến nay, hàng trăm học sinh khuyết tật trong và ngoài địa bàn của xã Nghi Diên đã được đến trường, được tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc học tập. Nhiều học sinh khuyết tật, đặc biệt là học sinh của các lớp học chuyên biệt đã trưởng thành, tự bảo đảm cuộc sống của mình, hòa nhập và có những đóng góp nhất định cho cộng đồng. Đó là: Nguyễn Công Hùng, bị bại liệt tứ chi, đã nỗ lực vươn lên, được phong tặng danh hiệu “Hiệp sĩ công nghệ thông tin” năm 2005, được bình chọn là một trong mười gương mặt trẻ tiêu biểu toàn quốc năm 2007…; Nguyễn Thị Vân, bị bại liệt tứ chi nay trở thành một nhà thiết kế giỏi; Võ Minh Thương, bị khuyết tật vận động nay là một giáo viên dạy công nghệ thông tin; Lê Thị Đức Hiếu, khuyết tật vận động, nay là một thợ may giỏi…

Nhiều em tuy không đạt được thành tích cao nhưng nhờ lớp học của cô Oanh và các đồng nghiệp, đã trở thành người có ích, biết tự phục vụ bản thân, làm được một số công việc giúp đỡ gia đình. Một số em có đủ điều kiện để học tiếp lên trung học cơ sở, trung học phổ thông. Trong quá trình học tập tại lớp chuyên biệt, các em đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, về sức khỏe, về kỹ năng sống và khả năng hòa nhập cộng đồng.

Đặc biệt, điều đáng nói là qua gần 20 năm, lớp học chuyên biệt đã có tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tình cảm của học sinh toàn trường đối với học sinh khuyết tật cũng như đối với trách nhiệm học tập và rèn luyện của mình. Các học sinh trong lớp chuyên biệt không bị phân biệt đối xử mà được hòa nhập với các bạn trong trường, cùng tham gia mọi hoạt động của trường như sinh hoạt đội sao, ca múa hát tập thể, lao động vệ sinh sân trường… Sự mặc cảm của phụ huynh, của các em học sinh bình thường và của cộng đồng đối với học sinh khuyết tật có thể nói được xóa bỏ hoàn toàn.


 

                                                                                   Theo ND

Các tin khác

Không có hình ảnh
Học phí tăng làm tăng thêm gánh nặng cho sinh viên
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

“Em sẽ không bao giờ từ bỏ ước mơ”

Mồ côi cha từ khi mới lọt lòng, lên 10 tuổi Thanh Thảo đã phải tự kiếm sống để nuôi mẹ và người bác ốm đau. Vậy mà suốt 12 năm học, Thảo luôn là học sinh khá, giỏi, và cô bé kiên cường ấy hiện là sinh viên năm 2 ĐH Y Hải Phòng.

Ban CHQS huyện Đà Bắc: Nhận đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học

(HBĐT) - Ngày 23/3, tại Ban CHQS huyện Đà Bắc, Đảng uỷ, Chỉ huy Ban CHQS huyện Đà Bắc đã phối hợp với trường Trung học phổ thông huyện Đà Bắc tổ chức lễ ký kết nhận đỡ đầu học sinh nghèo hiếu học.

Trường THPT Thạch Yên: Nhiều khó khăn để nâng cao chất lượng giáo dục

(HBĐT) - Khởi điểm là chi trường THPT Cao Phong được đặt tại xã Dũng Phong, huyện Cao Phong, đến nay, trường THPT Thạch Yên là nơi em học sinh của 5 xã Yên Thượng, Yên Lập, Tân Phong, Nam Phong và Dũng Phong “ươm mầm” con chữ.

Bạo lực học đường: 'Trông người rồi ngẫm đến ta'

Khi các nguồn dồn dập báo hung tin về chuyện trẻ em đánh nhau, nhiều quan chức vẫn xướng lên câu thần chú: “Đây là trách nhiệm của toàn xã hội”. Vậy là vẫn chuyện thần kỳ. Vì với nhiều phụ huynh, “toàn xã hội” gợi nhớ hình tượng “không ai cả" trong chuyện Ulitxơ của thần thoại Hy Lạp.

Tết đọc sách - tại sao không?

Đó là tên của cuộc hội thảo đầy thú vị diễn ra vào chiều ngày 21/3 tại lễ hội sách TPHCM lần thứ 6 với một loạt các diễn giả nổi tiếng như nhà văn Nguyên Ngọc, nhà báo Lý Trường Chiến - Phó tổng thư ký báo Dân Trí, PGS.TS. Trần Hữu Tá…

Nhà toán học lại từ chối giải thưởng 1 triệu đô la?

Sau khi từ chối giải thưởng Fields danh giá, nhà Toán học Grigori Perelman liệu có nhận giải thưởng trị giá 1 triệu USD hay không?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục