Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang hoàn tất Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường ĐH và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, khai mạc vào cuối tháng 5.
-TSKH Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm UB Văn hóa - Giáo dục - Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của QH, Phó trưởng đoàn thường trực đoàn giám sát trao đổi với Thanh Niên về nội dung này.
Theo ông Thi: “Vừa qua xảy ra hội chứng nâng cấp các trường CĐ lên ĐH. Bức xúc của dư luận về việc cho phép thành lập ồ ạt các trường ĐH là hoàn toàn có cơ sở. Quy trình thủ tục và các điều kiện đảm bảo chất lượng không được thực hiện đầy đủ và nghiêm túc. Nhiều trường được tuyển sinh đào tạo trong khi cơ sở vật chất thiếu thốn, chủ yếu là đi thuê, đội ngũ giáo viên tính trên đầu ngón tay. Đây là hiện tượng phổ biến vì nếu thực hiện theo đúng các quy định hiện hành thì lại không khả thi, giống như bài toán con gà và quả trứng - con gà có trước hay quả trứng có trước”.
* Thực tế này, như ông nói, một phần do các quy định chưa đáp ứng được thực tiễn, như vậy Bộ GD-ĐT có lỗi gì trong chuyện này, thưa ông?
| |
- Phải có pháp nhân rồi mới tiến hành làm được các việc khác như xin đất, đầu tư nhưng để thành lập trường lại phải có cơ sở vật chất. Cái này như tôi đã nói, nó như câu chuyện “con gà và quả trứng”. Quy định bất cập nhưng nếu cách thực hiện nghiêm túc và không lỏng lẻo thì không xảy ra hiện tượng đáng tiếc. Lúc đầu, Bộ GD-ĐT có thể dựa vào báo cáo của cơ sở để cho phép thành lập trường ĐH, nhưng thành lập rồi thì chưa cho phép tuyển sinh ngay mà phải hậu kiểm xong mới cho phép tuyển sinh. Tôi cho rằng, Bộ GD-ĐT đã lỏng lẻo, vì thế nhiều trường được thành lập nhưng trên thực tế lại không đủ điều kiện. Đây là lỗ hổng và gây ra hậu quả làm cho xã hội bức xúc. Cơ quan quản lý nhà nước là Bộ GD-ĐT không thể không có trách nhiệm, vì cho phép trường được tuyển sinh hay không là quyền của Bộ quyết định.
* Quan điểm của đoàn giám sát về hướng xử lý đối với những trường không đủ điều kiện?
- Phát hiện ra sai lầm thì phải sửa chữa. Trường nào chưa đủ điều kiện thì phải bổ sung, bổ sung chưa kịp thì phải đình chỉ, quá nữa thì phải giải thể. Nhưng theo hướng nào thì cũng phải đảm bảo quyền lợi của sinh viên. Quan điểm của tôi là không nhất thiết phải đình chỉ toàn bộ các trường không đủ điều kiện mà nên giảm chỉ tiêu tuyển sinh để phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Như vậy sẽ khuyến khích được các trường tăng cường đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giảng viên. Bộ GD-ĐT phải xác định một lộ trình hợp lý để giao chỉ tiêu tuyển sinh.
* Đoàn giám sát đã ghi nhận được gì về bức tranh chất lượng đào tạo của các trường ĐH, thưa ông?
- Việc thành lập trường ĐH cần phải nhìn nhận cả hai mặt, được và chưa được. Kinh tế phát triển, được thế giới ghi nhận, là công sức của toàn dân, trong đó nhân lực có trình độ ĐH đóng góp rất quan trọng. Điều này, chúng ta phải ghi nhận. Các trường mới thành lập đã đóng góp đáng kể vào việc tăng quy mô đào tạo, đáp ứng được nhu cầu học tập của giới trẻ. Các trường mới lập đều là trường ngoài công lập nên thu hút được nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước để phát triển ĐH...
Bên cạnh đó, yếu kém cũng còn rất lớn. Chúng ta chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trình độ cao. Trong những năm qua chúng ta chạy theo số lượng, không quan tâm đến chất lượng, quy mô đào tạo vượt quá xa năng lực thực tế, vượt khoảng 2,5 lần. Các trường công lập chạy theo loại hình đào tạo từ xa, rồi chất lượng đội ngũ giảng viên cũng rất hạn chế, thường là ĐH dạy ĐH.
* Trước bức tranh trên, đoàn giám sát có kiến nghị gì, thưa ông?
- Trước mắt, QH cần ra nghị quyết sau giám sát, trong đó đề cập đến một số nội dung cần phải giải quyết ngay, chẳng hạn như Chính phủ cần rà soát lại các văn bản pháp luật để giải quyết các vấn đề thuộc 4 nội dung: đầu tư cho giáo dục; thành lập trường - minh bạch hóa về quy trình, điều kiện thành lập; ưu tiên thành lập các trường có nguồn đầu tư lớn và hoạt động không vì lợi nhuận; khống chế về quy mô để đảm bảo chất lượng - quy mô này được tính toán nghiêm túc theo các quy định của Nhà nước...
Theo Báo Thanhnien
Điều giáo viên cần là được yên tâm, phấn khởi làm việc, được học trò yêu mến chứ không phải danh hiệu. Với tư cách một giáo viên (GV) đã 52 năm trong nghề, tôi thực sự băn khoăn với cuộc bầu chọn “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” như kế hoạch mới đây của Bộ GD-ĐT. Đối với GV, tình cảm yêu thương của học trò dành cho mình là quan trọng nhất, người tâm huyết sẽ không cần đến danh hiệu” - GS-TS Trần Hữu Tá, nguyên chủ nhiệm Khoa Văn Trường ĐH Sư phạm TPHCM, thẳng thắn.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) vừa hướng dẫn các Sở GD và ÐT; các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng... về công tác tổ chức thanh tra kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) năm 2010.
Hôm qua 10-4, kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2010 đợt 1 (từ ngày 10-3 đến ngày 10-4) theo tuyến Sở GD-ĐT. Thống kê từ các điểm nhận hồ sơ cho thấy nhóm ngành kinh tế có nhiều thí sinh đăng ký nhất và ít thí sinh rải nhiều hồ sơ.
HBĐT) - Trong 5 ngày (6 - 10/4), Sở GD & ĐT tỉnh đã tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh THCS năm học 2009 - 2010. 87 giáo viên đến từ 11 Phòng Giáo dục huyện, thành phố và 9 trường DTNT huyện liên xã trong toàn tỉnh đã tham dự.
Trường tăng cường học thêm cả chiều lẫn tối. Trò học tới 1, 2 giờ đêm, sáng dậy sớm ôn bài rồi lại tất tả đến trường, tranh thủ trao đổi bài với bạn trong giờ ra chơi…
Trong khi các khối ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng, y dược luôn có điểm chuẩn cao ngất ngưởng thì các ngành nông-lâm-ngư và công nghiệp nhẹ lại trong tình trạng “ăn đong” sinh viên, điểm chuẩn chỉ lẹt đẹt ngang sàn.