Hôm qua 10-4, kết thúc thời hạn nhận hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2010 đợt 1 (từ ngày 10-3 đến ngày 10-4) theo tuyến Sở GD-ĐT. Thống kê từ các điểm nhận hồ sơ cho thấy nhóm ngành kinh tế có nhiều thí sinh đăng ký nhất và ít thí sinh rải nhiều hồ sơ.
Dù cuối tuần nhưng cả ngày hôm qua (10-4), nhân viên thu nhận hồ sơ tại TP vẫn căng sức làm việc vì thí sinh vẫn nườm nượp đến làm hồ sơ đăng ký dự thi. Trong đó, nóng nhất là điểm nhận hồ sơ tại Sở GD-ĐT TPHCM và Văn phòng Tuyển sinh Bộ GD-ĐT phía Nam.
Ông Nguyễn Quốc Cường, chuyên viên tuyển sinh Bộ GD-ĐT cho biết, thu được gần 4.000 hồ sơ, ít hơn năm 2009. Tuy nhiên, lượng hồ sơ đăng ký tại các trung tâm luyện thi giảm khoảng 30% so với mọi năm và chỉ có 10/30 trung tâm luyện thi đã tiến hành bàn giao hồ sơ.
Trong khi đó, theo thống kê sơ bộ, Sở GD-ĐT đã thu gần 2.000 hồ sơ (chưa tính hồ sơ từ các trường THPT). Cũng như năm vừa qua, năm nay rất đông thí sinh chọn thi các trường ĐH Kinh tế TPHCM, ĐH Sài Gòn, ĐH Tài chính - Marketing, ĐH Ngân hàng, ĐH Y Dược TPHCM, CĐ Kinh tế Đối ngoại…
Lượng hồ sơ nộp vào những trường này chiếm trên 30% tổng số hồ sơ nhận được. Trong đó, thí sinh tập trung vào các ngành như: quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính - ngân hàng… Ngược lại các khối ngành thuộc nông lâm, công nghiệp, kỹ thuật hiện rất ít hồ sơ.
Tương tự, tại nhiều trường THPT, học sinh lớp 12 vẫn chọn nhóm ngành kinh tế và “né” các ngành kỹ thuật. Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1) có khoảng 400 thí sinh thi đăng ký vào Khoa Kinh tế - Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) và 129 hồ sơ vào Trường ĐH Kinh tế TPHCM. Theo thống kế của Phòng giáo vụ Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (quận 3) trong số hơn 1.600 hồ sơ thu được dẫn đầu thuộc về Trường ĐH Kinh tế TPHCM.
Tại các tỉnh phía Bắc lượng hồ sơ nhiều nhất vẫn dồn vào các ngành kinh tế. Ngành học ít được đăng ký dự thi nhất rơi vào khối nông - lâm - ngư.
Từ ngày 11 đến ngày 17-4, thí sinh có thể nộp hồ sơ trực tiếp tại các trường ĐH-CĐ có tổ chức thi hoặc tại Văn phòng Tuyển sinh Bộ GD-ĐT tại phía Nam.
Theo SGGP
Tăng ca, tăng tiết, tăng dò bài… vốn là “sinh hoạt” thường niên của học trò phổ thông mỗi khi gần đến ngày thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học. Không bỏ lỡ thời cơ mỗi năm chỉ có một, những năm gần đây, nhiều nhà xuất bản nhanh chóng tung ra hàng trăm đầu sách tham khảo phục vụ cho các sĩ tử ôn thi. Năm nay, những cuốn sách được xuất bản theo kiểu mì ăn liền phục vụ mùa “dò bài” bỗng bùng phát dữ dội…
Tháng 9/2009, Bộ GD-ĐT ra văn bản "cấm dạy trước cho trẻ vào lớp 1". Tháng 3/2010, người đứng đầu ngành giáo dục yêu cầu 5 thành phố lớn có giải pháp chấm dứt hiện tượng "luyện thi tiền lớp 1".
Hiện có tới 18 đầu sách tham khảo cấp THPT của NXB Giáo dục và NXB Hà Nội đứng tên tác giả Nguyễn Hải Châu
Danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009- 2010 sẽ được tổ chức bình chọn ở cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Lễ tôn vinh sẽ được các địa phương tổ chức vào ngày 19- 5 tới.
(HBĐT) - Từ khi mới thành lập, 100% lớp học của trường MN xã Yên Mông (TP Hòa Bình) là tranh tre nứa lá, trang thiết bị dạy học nghèo nàn. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của nhà trường, chính quyền địa phương và Hội phụ huynh học sinh, đến nay trường đã có 7 phòng học kiên cố, 3 phòng học cấp 4, chất lượng hai mặt giáo dục cũng từng bước được nâng lên.
Thực hiện chỉ thị của Chính phủ về chương trình “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012”, ngày 7-4 , ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức hội thảo lấy ý kiến triển khai đổi mới quản lý giáo dục trong toàn thể cán bộ chủ chốt của trường và tập huấn cho các trường đại học tại phía Nam dưới sự chủ trì của Bộ GD-ĐT.