Trường tăng cường học thêm cả chiều lẫn tối. Trò học tới 1, 2 giờ đêm, sáng dậy sớm ôn bài rồi lại tất tả đến trường, tranh thủ trao đổi bài với bạn trong giờ ra chơi…

 

Cả thầy và trò khối 12 đang cuống cuồng ôn tập chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp đang tới gần, nhất là khi kỳ thi năm nay có tới 4 môn tự luận là Văn, Toán, Lịch sử và Địa lý.


Trò “cày” ngày đêm

Là sĩ tử khối D nên Trang, học sinh lớp 12, trường Trung học phổ thông Nguyễn Tất Thành (Cầu Giấy, Hà Nội) “ngã ngửa” khi thấy cả hai môn Sử và Địa trong danh sách thi tốt nghiệp.

“Mỗi tối, sau khi hoàn thành bài tập trên lớp, em dành riêng 2 tiếng để ôn Sử và Địa, có khi tới 1, 2 giờ sáng mới được đi ngủ. Đầu tiên là phải đọc lại bài giảng của cô rồi vạch lại các ý theo gạch đầu dòng, rồi gấp vở lại và nhẩm lại các ý đã học,” Trang chia sẻ kinh nghiệm.

Khác với Trang, cô bạn cùng lớp tên Nga lại chọn thời điểm buổi sáng để học Sử và Địa. “Mỗi sáng em đặt chuông đồng hồ lúc 4 giờ để “chinh chiến.” Buổi sáng là lúc tinh thần thoải mái nhất nên em học rất nhanh thuộc”, Nga nói về bí quyết riêng.

Ngoài việc học ở nhà, đôi bạn này còn tận dụng khoảng thời gian trước khi vào lớp và giờ chơi để trao đổi bài vì “nghe bạn đọc bài là một cách khắc sâu thêm kiến thức rất hiệu quả.”

Giống như Trang và Nga, Minh Thanh, học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Vân Cốc (Vân Nam, Phúc Thọ, Hà Nội) cũng đang hết sức lo lắng với Sử, Địa vì em thi đại học khối A. Cô học trò này càng sốt ruột hơn khi đến bây giờ trường em vẫn chưa kết thúc chương trình các môn khác. Những môn thi tốt nghiệp được ôn bổ sung buổi chiều nhưng mới có 4 môn là Toán, Văn, Ngoại ngữ và Địa lý, riêng môn Lịch sử trường vẫn chưa bố trí được lịch.

“Em còn may là có chị gái đã thi đại học khối C nên cuối tuần có thời gian rảnh, em lại nhờ chị giảng thêm phần kiến thức nào chưa vững và kiểm tra lại những bài đã học,” Thanh chia sẻ.

Trường tăng cường ba ca


Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các trường không được cắt xén chương trình đối với các môn không thi tốt nghiệp trong khi thời gian ôn tập chỉ còn hai tháng nữa. Vì thế, các trường đang ráo riết tổ chức học thêm buổi, tăng ca để có kết quả cao nhất trong kỳ thi.

Trường Trung học phổ thông Quang Trung đang cố gắng sẽ hoàn tất chương trình học cũng như lấy điểm đối với các môn trong tháng 4 để tháng 5 hoàn toàn tập trung vào việc ôn thi tốt nghiệp.

“Tôi rất lo vì năm nay có tới 4 môn tự luận trong khi học sinh thường rất lơ là với các môn Sử, Địa. Từ khi Bộ có thông báo chính thức, trường đã tổ chức cho học sinh học thêm tiết của 6 môn thi, vào các buổi chiều. Chúng tôi cũng phải họp ban đại diện cha mẹ học sinh và lưu ý họ về việc nhắc nhở con cái học các môn này,” Hiệu trưởng Đỗ Đức Hòa Hòa cho biết.

Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi (Hà Nội) cũng phải tới ngày 17/5 mới kết thúc chương trình học. Vì thế, để ôn tập cho học sinh yếu kém, trường đã phải mở các lớp phụ đạo vào buổi chiều hoặc tối.

So với hai trường trên, Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) có lợi thế hơn là đã cơ bản kết thúc chương trình vào tháng 3. Tuy nhiên, theo Hiệu trưởng Nguyễn Tùng Lâm, do thiếu phòng học nên để tăng cường ôn tập cho các em, ngoài các buổi học sáng và chiều, trường phải tổ chức học ca ba cho học sinh lớp 12 từ 17 giờ 30 đến 19 giờ.

Không có điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên như các trường ở khu vực Hà Nội trong khi chất lượng học sinh thấp, lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Kạn rất lo lắng. Kết quả học kỳ I của toàn tỉnh cho thấy, hơn 90% học sinh trung học phổ thông có học lực ở mức trung bình trở xuống.

“Với các trường vùng sâu vùng xa, chúng tôi đã điều động giáo viên tăng cường để ôn tập cho các em. Sở cũng có chỉ đạo nhà trường chú trọng hơn tới việc ôn tập các môn tự luận vì những môn này có khối lượng kiến thức tương đối lớn, phải học thuộc nhiều,” ông Lê Văn Trang, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn, cho biết.

                                                                              Theo TTXVN

Các tin khác

Hội phụ huynh học sinh trường THCS xã Nhân Nghĩa huy động ngày công, đóng góp tiền xây tường bao, sân chơi cho học sinh
Sách luyện thi đại học - cao đẳng tràn ngập trong các nhà sách tại TPHCM
Không có hình ảnh

Vụ phó chủ biên 18 đầu sách ?

Hiện có tới 18 đầu sách tham khảo cấp THPT của NXB Giáo dục và NXB Hà Nội đứng tên tác giả Nguyễn Hải Châu

Tôn vinh danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất”

Danh hiệu “Nhà giáo được học sinh yêu quý nhất” năm học 2009- 2010 sẽ được tổ chức bình chọn ở cấp trường, cấp huyện và cấp tỉnh. Lễ tôn vinh sẽ được các địa phương tổ chức vào ngày 19- 5 tới.

Trường Mầm Non Yên Mông Khắc phục khó khăn, nâng cao chất lượng dạy và học

(HBĐT) - Từ khi mới thành lập, 100% lớp học của trường MN xã Yên Mông (TP Hòa Bình) là tranh tre nứa lá, trang thiết bị dạy học nghèo nàn. Nhưng với sự nỗ lực không ngừng của nhà trường, chính quyền địa phương và Hội phụ huynh học sinh, đến nay trường đã có 7 phòng học kiên cố, 3 phòng học cấp 4, chất lượng hai mặt giáo dục cũng từng bước được nâng lên.

Đại học đầu tiên của phía Nam đổi mới quản lý giáo dục

Thực hiện chỉ thị của Chính phủ về chương trình “Đổi mới quản lý giáo dục đại học giai đoạn 2010 - 2012”, ngày 7-4 , ĐH Sư phạm Kỹ thuật TPHCM tổ chức hội thảo lấy ý kiến triển khai đổi mới quản lý giáo dục trong toàn thể cán bộ chủ chốt của trường và tập huấn cho các trường đại học tại phía Nam dưới sự chủ trì của Bộ GD-ĐT.

Nhiều thí sinh vẫn ghi sai trong hồ sơ ĐKDT

Chỉ còn 3 ngày nữa là hết hạn nộp hồ sơ ĐKDT ĐH, CĐ 2010 nên lượng thí sinh đến nộp hồ sơ rất đông. Theo nhiều cán bộ thu nhận hồ sơ, nhiều thí sinh vẫn ghi sai mã trường, mã ngành, địa chỉ thường trú, nguyện vọng...

Công bố kết quả tuyển thẳng đại học, cao đẳng trước ngày 30-6

Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD - ÐT) vừa hướng dẫn tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng (ÐH, CÐ) năm 2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục