Ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ GD-ĐT cho biết, kỳ thi tốt nghiệp THPT năm nay bên cạnh thẻ dự thi có dán ảnh của thí sinh thì khi vào phòng thi yêu cầu thí sinh phải có kèm thêm bản photo giấy chứng minh nhân dân có công chứng.

Dự thi tốt nghiệp THPT năm nay thí sinh phải mang thêm bản photo chứng minh nhân dân có công chứng.
 
Trao đổi với báo chí ngày 14/4 tại hội nghị thi tốt nghiệp THPT 2010, ông Lê Quang Hưởng, Phó Chánh Thanh tra Bộ khẳng định: Đây chính là biện pháp để đối chiếu tránh thi hộ, thi kèm. Những trường hợp chưa được cấp hoặc mất giấy chứng minh nhân dân phải có xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ quan Công an có thẩm quyền; nếu gia đình thí sinh không có sổ hộ khẩu riêng, có thể sử dụng Giấy xác nhận của UBND cấp xã với đầy đủ thông tin như trong sổ hộ khẩu.

Nếu trường hợp quá gấp thí sinh không làm kịp các thủ tục trên thì các hội đồng thi vẫn phải tạo điều kiện để thí sinh đó dự thi với điều kiện thí sinh đó phải viết cam đoan, có ít nhất hai thí sinh khác ký xác nhận làm chứng. Sau khi thi xong, thí sinh phải bổ sung những giấy tờ còn thiếu tới hội đồng coi thi.

Trong kỳ thi tốt nghiệp năm trước, các địa phương phản ánh có quá nhiều thanh tra Bộ “cắm chốt” tại hội đồng thi, nhiều khi không có tác dụng và làm phiền hà. Vậy năm nay, Bộ có thay đổi gì về bố trí lực lượng thanh tra tại các địa phương?

Năm nay, không còn lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ GD-ĐT cắm chốt tại các địa phương như những năm trước. Thay vào đó, Bộ thành lập mỗi tỉnh, thành phố 2 đoàn thanh tra lưu động để kiểm tra đột xuất Hội đồng coi thi.

Bộ chỉ ra quyết định điều động cán bộ, giảng viên các đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng tham gia thanh tra, giám sát công tác in sao đề thi, coi thi. Mỗi tỉnh, thành có 1 đoàn thanh tra gồm trưởng đoàn và từ 5-10 thành viên.

Do lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ giảm, không cắm chốt tại các hội đồng thi nên trách nhiệm thanh tra của Sở GD-ĐT sẽ cao hơn, nếu năm ngoái 15 phòng thi mới có 1 cán bộ thanh tra của Sở GD-ĐT thì năm nay tỷ lệ này là 10 phòng thi có 1 thanh tra.

Việc giảm thanh tra ủy quyền có dẫn tới tình trạng “nới lỏng” giám sát việc thực hiện một kỳ thi nghiêm túc?

Quan điểm của Bộ không làm thay cấp dưới. Vấn đề cốt lõi là làm sao quán triệt từ học sinh, giáo viên thực hiện tốt quy chế trong thi cử. Do vậy, không nên quan niệm thanh tra là người giám sát và quyết định tính nghiêm túc của kỳ thi, điều này phụ thuộc phần lớn vào cấp cơ sở và muốn như vậy phải tăng trách nhiệm của địa phương. Nếu giám thị, hội đồng coi thi không nghiêm túc thì có bao nhiêu thanh tra cũng không kiểm tra được.

Qua 3 năm thực hiện cuộc vận động “hai không” thì công tác thi cử đã dần đi vào ổn định nên lực lượng thanh tra ủy quyền của Bộ cắm chốt tại các hội đồng coi thi là không thực sự cần thiết nữa và gây lãng phí. Cần phải đổi mới công tác thanh tra trong thi cử và tăng trách nhiệm ở địa phương.

Nhưng trong quá trình thanh tra đột xuất, nếu phát hiện thí sinh, giám thị, nhân viên… tại hội đồng thi vi phạm quy chế thì cán bộ thanh tra phải kiên quyết xử lý hoặc yêu cầu xử lý theo quy định.

Trong kỳ thi sắp tới, ông có lời khuyên nào đối với thí sinh?

Đối với thí sinh, tôi đặc biệt lưu ý các em là tuyệt đối không được mang theo và sử dụng các phương tiện thu, phát thông tin cá nhân trong khu vực thi khi các buổi thi đang diễn ra.

Mang điện thoại di động vào phòng thi, dù không sử dụng hoặc để ở chế độ tắt nguồn thì vẫn bị coi là vi phạm quy chế thi và bị đình chỉ thi. Chúng tôi cũng yêu cầu các hội đồng coi thi phải có nơi để thí sinh gửi điện thoại di động trước khi vào phòng thi.

Còn về tài liệu, thí sinh cần biết rằng, cách ra đề hiện nay đã không còn cơ hội cho thí sinh có thể giở tài liệu ra chép vì không phải là đề học thuộc. Các em mà cứ trông cậy vào tài liệu thì không làm được bài và dễ bị xử lý.

                                                                                  Theo Dantri

Các tin khác

Quỹ khuyến học tại khu 6, thị trấn Mường Khến đã khuyến khích động viên thế hệ trẻ tích cực học tập.

TS đang nộp hồ sơ ĐKDT tại trường ĐH Sài Gòn sáng 12.4, ngày đầu tiên nhận hồ sơ trực tiếp tại trường ĐH-CĐ
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Sắp hết hạn, 2/63 địa phương báo cáo bạo lực học đường

Đến ngày 13/4, Bộ GD-ĐT mới nhận được báo cáo của Sở GD-ĐT TP.HCM và tỉnh Quảng Ninh thống kê các vụ việc học sinh đánh nhau xảy ra trong năm học 2009-2010.

Hàng loạt trường ĐH tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển

Sau khi có hướng dẫn của Bộ GD-ĐT thì nhiều trường ĐH phía Nam và Bắc đã có thông báo tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển năm 2010. Hầu hết các trường đều dành chỉ tiêu tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển không hạn chế.

10 quy định đối với thí sinh thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT

Để giúp thí sinh tránh sai sót trong làm bài thi trắc nghiệm, ngày 12/4, Bộ GD-ĐT ban hành 10 quy định đối với thí sinh dự thi trắc nghiệm tốt nghiệp THPT 2010.

Bộ quản lý lỏng lẻo, trường ra đời ồ ạt

Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang hoàn tất Báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về thành lập trường ĐH và đảm bảo chất lượng để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7, khai mạc vào cuối tháng 5.

Hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp THPT 2010

Trước ngày 24-6, phải hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thờiTheo PGS Trần Văn Nghĩa, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo các hội đồng chấm thi phải khắc phục những biểu hiện dễ dãi, bỏ qua lỗi trong bài làm của thí sinh (TS), dẫn đến kết quả không đúng thực chất. Chậm nhất, đến ngày 18-6, các hội đồng chấm thi phải xét và đề nghị giám đốc Sở GD-ĐT sơ duyệt kết quả tốt nghiệp, công bố kết quả tạm thời của kỳ thi.

Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ: Tổ chức cuộc thi “Sáng tạo Robot năm 2010”

(HBĐT) - Ngày 11/04, Trường THPT Chuyên Hoàng Văn Thụ đã tổ chức vòng chung kết cuộc thi “Sáng tạo Robot năm 2010”. Tham gia vòng chung kết năm nay có 8 đội thi đến từ các lớp chuyên tự nhiên của nhà trường.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục