Sau hơn 30 năm gắn bó với ngành Giáo dục Hòa Bình, Nhà giáo ưu tú Hà Đức Thạch vẫn giữ nguyên được lẽ sống như ngày nào.
(HBĐT) - Sau hơn 30 năm gắn bó với ngành giáo dục Hòa Bình, với trường THPT Công Nghiệp, lẽ sống của ông - Hiệu trưởng, NGƯT Hà Đức Thạch vẫn còn như ngày nào: Lời nói vẫn luôn đi đôi với việc làm, với những hành động cụ thể. Và luôn biết đặt cái chung lên trên cái riêng.
Sinh ra và lớn lên ở Hải Dương. Năm 1971, khi đó đang là sinh viên năm thứ 4 khoa Vật Lý trường Đại học Tổng hợp ông xung phong đi bộ đội. Đi khắp các chiến trường, cuối cùng cũng có cái may mắn là được tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh trong trận đánh cuối cùng vào Dinh độc lập trưa ngày 30/4/1975. Chiến tranh kết thúc, tháng 12/1975 ông xuất ngũ và trở lại giảng đường Đại học. Ra trường được phân về làm cán bộ giảng dạy ở Trường Cao đẳng khí tượng thủy văn Trung ương. Đến năm 1979 được điều về công tác tại trường THPT Công Nghiệp cho đến tận bây giờ. Đã qua 33 năm cống hiến cho giáo dục tỉnh nhà, đến giờ tóc đã bạc, sức khỏe cũng đã cạn. Nhưng vì tình yêu với nghề, với trường như một phần máu thịt không thể tách rời như trái tim, khối óc nên ông đã cố gắng vượt qua để làm tốt công việc còn nhiều trăn trở.
Sức khỏe ông ngày càng giảm sút. Nhưng là người hay lo, nên chẳng mấy khi ông dành thời gian cho mình. Chẳng vậy mà đã 2 lần bị đột quỵ ngay trên bục giảng, rồi ông vẫn gượng dậy tiếp tục làm việc bình thường. Thậm chí vẫn tham gia dạy đội tuyển thi học sinh giỏi. Ông bảo: Kể ra, trong ngành Giáo dục Hòa Bình thì mình là người duy nhất vừa làm công tác quản lý và tham gia giảng dạy. Bây giờ thì mình yếu rồi, nhưng cứ nghĩ về nhà trường, nghĩ về công việc thì lại bị cuốn đi, quên hết những mệt mỏi. Đôi khi nhìn lại, cũng chẳng hiểu tại sao mình lại vượt qua được.
Là một người trực tính cộng với quan điểm sống mẫu mực, luôn đặt cái chung lên trên cái riêng. Trong công việc, ông luôn tìm tòi, sáng tạo và tích cực tìm những hướng đi mới phù hợp với điều kiện thực tế của đơn vị. Ông cũng là một người khá nổi tiếng với phương châm dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trong công việc và trong cuộc sống, ông luôn là người hòa đồng với anh chị em giáo viên và học sinh. Được đào tạo bài bản, trên cương vị là Thạc sỹ khoa học giáo dục, ông đã sử dụng lý luận về quản lý một cách có hiệu quả, tối ưu. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận và thực tiễn, cùng tập thể lãnh đạo xây dựng chiến lược phát triển nhà trường trong những năm qua. Ông cũng luôn trăn trở với vấn đề đa dạng hóa giáo dục. Chính ông là người đề xuất, xây dựng và thực hiện mô hình “Chuyên bán công trong trường công lập” ở trường THPT Công Nghiệp. Đây cũng là đề tài tốt nghiệp Thạc sỹ của ông. Sau 10 năm tổng kết, mô hình này đã được đánh giá rất cao. Ngoài ra, ông cũng là người đề xuất, xây dựng và thực hiện mô hình “Lớp chất lượng cao” ở trường THPT Công Nghiệp. Các mô hình này đã thực sự phát huy hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Đáng tiếc là cho đến nay, do điều kiện không cho phép nên mô hình này không còn tiếp tục được duy trì. Đặc biệt, hiện nay với sự đổi mới trong cách nghĩ, cách tư duy mới trong quản lý giáo dục, ông đã cùng với tập thể giáo viên nhà trường thực hiện có hiệu quả công tác XHH giáo dục. Đưa công tác XHH giáo dục về trực tiếp đến từng lớp học. Với cách làm kêu gọi các nguồn lực trong xã hội, trong nhân dân giúp đỡ trực tiếp cho từng tập thể, từng lớp. Bản thân ông cũng đã tìm tòi, suy nghĩ và đưa ra được 28 đề tài nghiên cứu khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục được đánh giá rất cao. Được Tổng Liên đoàn lao động Việt
Với những đóng góp của mình, năm 2005 ông là một trong những cá nhân đại diện cho tỉnh đi dự Đại hội thi đua toàn quốc lần thứ 7; năm 2006 vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu NGƯT và tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba; năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen lần II. Ông cũng đã góp phần đưa trường THPT Công Nghiệp trở thành 1 trong 2 trường chuẩn Quốc gia của tỉnh từ năm 2005. Chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng được nâng cao. Tỷ lệ đỗ tốt nghiệp hàng năm đạt từ 98 - 100%, tỷ lệ học sinh thi đỗ Đại học ngày càng cao.
Nói về mình, ông khiêm tốn: “Mình chỉ là người cầm dao phát cây để người đi sau mở rộng con đường”. Con đường mà ông phát mở đã góp phần ngày càng nâng cao uy tín cho ngôi trường như một phần máu thịt của ông.
Mạnh Hùng
(HBĐT) - Sau 4 năm hoà chung một bảng thi toàn quốc, năm học 2009 – 2010 thầy và trò trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ hân hoan đón nhận một kết quả rực rỡ với 39/40 em học sinh của tỉnh đã đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa diễn ra vào giữa tháng 3 vừa qua.
Ngành sư phạm đã giảm sự thu hút thí sinh so với những năm trước đây. Ghi nhận tình hình đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2010 cho thấy thí sinh ngày càng quay lưng với ngành sư phạm. Điều này cũng có nghĩa là sẽ khó thu hút được sinh viên giỏi và khó có được thầy giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Từ 25/4 đến 07/5/2010, trường phổ thông thu Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm máy tính. Tiếp tục triển khai trong toàn quốc việc tổ chức thi theo cụm trường.
Giáo dục tiểu học xếp học chữ ở hàng thứ tư, sau thể chất, đạo đức và kỹ năng sống. Thế nhưng, nghiên cứu của Viện Tâm lý học VN cho thấy học sinh (HS) tiểu học chịu áp lực quá lớn về sức ép học hành.
Theo điều tra của Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, có tới 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Thực trạng đó đã khiến không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp.
(HBĐT) - 5 năm liền được công nhận là đơn vị dẫn đầu trong phong trào thi đua khối Giáo dục thường xuyên (GDTX); Từ năm 2005 - 2009, liên tục được UBND tỉnh tặng Cờ thi đua và danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Điều đó đã nói lên những cố gắng, nỗ lực của tập thể Ban giám đốc Trung tâm GDTX Kim Bôi trong những năm qua.