12 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu tự luận yêu cầu viết gần 1.000 chữ trong bài thi tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội được gửi về theo cặp sách của những cô cậu HS lớp 1 Trường tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Nhà trường khẳng định, chỉ áp dụng cho HS lớp 4, 5.

Phụ huynh "bối rối" làm bài thay con

Mô tả ảnh.
HS Trường tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội trong giờ ra chơi. Ảnh: Bảo Anh

Gần đây, một số phụ huynh có con theo học tại Trường tiểu học Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội khá bối rối trước việc nhà trường phát bài thi tìm hiểu "Thăng Long - Hà Nội nghìn năm Văn hiến và Anh hùng" cho HS lớp 1 và yêu cầu về nhà làm như là một hoạt động ngoại khóa.

Tuy nhiên, các phụ huynh nhận thấy, với nội dung câu hỏi này thì HS lớp 1 hoàn toàn không thể làm được trừ khi phụ huynh làm hộ. Thậm chí, có những phụ huynh còn không làm được mà phải đưa đến chỗ làm để hỏi xem có ai biết thì chỉ dùm. Một số phụ huynh khác nhờ HS cấp 3 tìm trên mạng thì thấy nội dung cần hỏi không được tìm thấy...

Nội dung bài thi này gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm hỏi về "Chiếu dời đô", ngôi "Làng hai Vua", "Tứ đại khí", "Hoàng thành Thăng Long", "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không"... và 1 câu hỏi tự luận yêu cầu viết không quá 1.000 từ theo thể loại bình luận, nêu cảm nghĩ, cảm tưởng về câu mở đầu trong bài hát "Người Hà Nội" của Nguyễn Đình Thi.

Theo thể lệ cuộc thi thì đối tượng dự thi là cán bộ, đoàn viên, thanh niên, thiếu niên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong cả nước...

Được biết, giải thưởng cao nhất cho cuộc thi là 20 triệu đồng cho tập thể tổ chức cuộc thi tích cực và có hiệu quả nhất, có nhiều người dự thi nhất, có nhiều người đoạt giải và những đơn vị công tác ở địa bàn đặc biệt. Tiếp đến là các giải tập thể nhất - nhì - ba - khuyến khích trị giá 10 triệu - 7 triệu - 5 triệu - 2 triệu đồng. Đồng thời là các giải thưởng cho cá nhân đạt giải trong cuộc thi.

Thời hạn nhận bài dự thi cấp tỉnh, thành đoàn là 31/5/2010; cấp Trung ương là 31/7.

Trường không bắt buộc

Trao đổi với VietNamNet chiều 27/4, Hiệu trưởng Lê Thị Thanh Thủy cho hay, bài thi tìm hiểu này do Quận Đoàn gửi xuống nhà trường từ tuần trước. Trường chỉ yêu cầu HS khối 4, 5 làm. Đối với khối 1, 2, 3 nhà trường chỉ phát để HS tham khảo và tự nguyện dự thi. Bố mẹ, cô giáo có thể giải giúp HS và nói cho các con hiểu về ý nghĩa của 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Việc này không đánh giá về thi đua mà trường nào tham gia đông thì được khen.

Theo cô Thủy, đây cũng là cơ hội để giáo viên, phụ huynh cùng tìm hiểu và hướng dẫn cho HS vì "chúng ta đều là người Hà Nội".

Trường tiểu học Nghĩa Tân hiện có khoảng hơn 2.000 HS, trong đó, HS khối 4, 5 có khoảng 800 em.

Sáng nay (27/4), khi họp giao ban, các cô giáo cũng đã phản hồi đến Ban Giám hiệu nhà trường rằng các câu hỏi này khó.

Đối với HS khối 4, 5 cũng chỉ được học một số nội dung trong đó như "Chiếu dời đô" hay một số câu hỏi các em được tìm hiểu qua buổi tham quan của nhà trường như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ô Cầu Giấy. Còn lại, nếu muốn làm được thì phải nhờ bố mẹ hoặc cô giáo tìm tư liệu hướng dẫn.

HS lớp 1 đưa bài thi tìm hiểu Thăng Long - Hà Nội nhờ mẹ làm giúp và có dặn thứ 2 phải nộp cho cô giáo. Tuy nhiên, đến chiều ngày thứ 3 (27/4) thì em HS đó cho biết, cô giáo không nhận bài và em lại mang về nhà.

Cũng nằm trong chương trình hướng đến 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Trường tiểu học Nghĩa Tân còn tham gia cuộc thi "Viết thư cho ông Lý Công Uẩn" do Sở GD-ĐT Hà Nội phát động cho HS lớp 4, 5, khuyến khích lớp 3 viết. Hay vẽ tranh với chủ đề Thăng Long - Hà Nội phát động tập trung vào HS lớp 4 nhưng khuyến khích HS cả trường.

Việc thực hiện các cuộc thi này thực chất nếu "gò" vào thời gian, buộc các em phải làm thì sẽ dẫn đến quá tải mà chỉ đưa xuống để HS xem và tìm hiểu. Có lẽ chữ "thi" khiến nhiều người nghĩ nó nặng nề, cô Thủy chia sẻ. 

Cô Thủy cũng cho rằng, trường còn có nhiều cách để HS tìm hiểu về ngày này, đặc biệt qua các bài học lịch sử về địa phương.
 
                                                                                       Theo Vnn

Các tin khác

Sau hơn 30 năm gắn bó với ngành Giáo dục Hòa Bình, Nhà giáo ưu tú Hà Đức Thạch vẫn giữ nguyên được lẽ sống như ngày nào.
Không có hình ảnh
Gian nan tìm chữ

Tạm dừng xem xét mở ngành đào tạo ĐH, CĐ

Ngày 26-4, bà Trần Thị Hà, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH, Bộ GD-ĐT, cho biết bộ vừa quyết định tạm dừng việc thẩm định hồ sơ đăng ký mở ngành đối với các trường ĐH, CĐ cho đến khi ban hành quy trình mới.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ: Nở rộ vườn hoa học sinh giỏi quốc gia

(HBĐT) - Sau 4 năm hoà chung một bảng thi toàn quốc, năm học 2009 – 2010 thầy và trò trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ hân hoan đón nhận một kết quả rực rỡ với 39/40 em học sinh của tỉnh đã đạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi quốc gia vừa diễn ra vào giữa tháng 3 vừa qua.

Lại “chuột chạy cùng sào...”!

Ngành sư phạm đã giảm sự thu hút thí sinh so với những năm trước đây. Ghi nhận tình hình đăng ký dự thi ĐH, CĐ năm 2010 cho thấy thí sinh ngày càng quay lưng với ngành sư phạm. Điều này cũng có nghĩa là sẽ khó thu hút được sinh viên giỏi và khó có được thầy giỏi nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.

Địa phương công bố kế hoạch thi tốt nghiệp trên báo, đài

Từ 25/4 đến 07/5/2010, trường phổ thông thu Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh vào phần mềm máy tính. Tiếp tục triển khai trong toàn quốc việc tổ chức thi theo cụm trường.

Học sinh tiểu học trước sức ép học hành

Giáo dục tiểu học xếp học chữ ở hàng thứ tư, sau thể chất, đạo đức và kỹ năng sống. Thế nhưng, nghiên cứu của Viện Tâm lý học VN cho thấy học sinh (HS) tiểu học chịu áp lực quá lớn về sức ép học hành.

Thiếu kỹ năng sống, sinh viên mất nhiều cơ hội

Theo điều tra của Viện nghiên cứu giáo dục Việt Nam, có tới 83% sinh viên ra trường bị các nhà tuyển dụng đánh giá là thiếu kỹ năng sống. Thực trạng đó đã khiến không ít bạn trẻ đánh mất cơ hội tốt trên bước đường lập nghiệp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục