Sinh viên (SV) một số trường đại học đang khổ sở với khoản tiền “cơ sở vật chất” do các trường tự đặt ra để hợp thức hóa việc tăng học phí. Nhưng điều khiến SV bức xúc là việc các trường buộc cả SV thuộc diện miễn giảm học phí phải đóng... học phí!

SVHS Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đóng học phí Ảnh: TRẦN HUỲNH

Từ đầu học kỳ II năm học 2009-2010, Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM thông báo đến tất cả SV mức thu học phí, lệ phí mới, đồng thời công khai chi tiết cách tính học phí của từng môn học với hai khoản riêng biệt: học phí và cơ sở vật chất!

Khổ với tiền “cơ sở vật chất”

Theo thông báo trên, mức học phí của nhiều hệ đào tạo đã tăng so với năm học trước. Cụ thể, mức học phí của SV học theo niên chế tăng thêm 500.000 đồng/năm (hệ CĐ liên thông đóng 3,5 triệu đồng, CĐ nghề 3 triệu đồng/năm), SV hệ CĐ chính quy học theo tín chỉ tăng thêm 20.000 đồng/tín chỉ (lý thuyết 90.000 đồng/tín chỉ, thực hành 120.000 đồng/tín chỉ).

Theo tìm hiểu của chúng tôi, một SV hệ CĐ chính quy của trường này trung bình một năm học 35 tín chỉ (105 tín chỉ cho ba năm học), vì thế phải đóng học phí khoảng 3,6 triệu đồng/năm. Trong khi đó, theo quy định của Thủ tướng về khung học phí hệ CĐ, CĐ nghề chỉ từ 40.000-200.000 đồng/tháng/SV, tức 2 triệu đồng/năm học (10 tháng). Theo giải thích của nhà trường, sở dĩ có sự chênh lệch đó là do ngoài học phí SV phải đóng thêm 1,6 triệu đồng gọi là tiền “cơ sở vật chất”. Tương ứng, ngoài học phí SV hệ CĐ nghề phải đóng thêm 1 triệu đồng/năm và hệ CĐ liên thông đóng thêm 1,5 triệu đồng/năm tiền “cơ sở vật chất”.

Ngoài ra, tất cả SV hệ CĐ đều phải đóng khoản học phí môn giáo dục quốc phòng 300.000 đồng/SV. Bạn Đ. - SV hệ CĐ quản trị kinh doanh - bức xúc: “Theo quy định của Nhà nước mà chúng tôi được biết, mức thu học phí hiện tại của nhà trường đều vượt khung. Với việc buộc SV phải đóng thêm khoản tiền “cơ sở vật chất”, rõ ràng trường đã lách luật”.

Tương tự, Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM cũng tính học phí gồm hai khoản: học phí và cơ sở vật chất. Cụ thể,  bên cạnh học phí theo quy định, SVHS Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM phải gánh thêm các khoản phí khác tương ứng cho bậc ĐH, CĐ, TCCN là khoảng 1,72 triệu, 1,24 triệu và 1,1 triệu đồng/năm. Ngoài ra, mỗi SV còn phải đóng thêm một số khoản khác: 50.000 đồng sách niên giám, sổ tay SV và 100.000 đồng thư viện/năm...

Được miễn học phí vẫn phải đóng... học phí

Sáng 28-4, hàng trăm SV Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM đã nhốn nháo khi nhà trường thông báo cấm thi giữa kỳ 1.420 SV chưa đóng học phí học kỳ II năm học 2009-2010. Đồng thời cho biết các SV này sẽ nhận điểm 0 ở cột điểm giữa kỳ và không được thi lại. Trong số SV này có không ít SV thuộc diện được miễn giảm học phí. Bạn P. - SV ngành kế toán - cho biết: “Tôi thuộc diện được miễn 100% học phí, mấy năm trước không phải đóng đồng nào. Nhưng đến học kỳ này, trường yêu cầu phải đóng khoản tiền cơ sở vật chất hơn 500.000 đồng/học kỳ. Gia đình rất khó khăn nên chưa kịp đóng cho trường. Giờ bị cấm thi...”.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, PGS.TS Đặng Vũ Ngoạn - phó hiệu trưởng Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM- lý giải: “Học phí gồm lương của giảng viên và bảo đảm cơ sở vật chất theo tiêu chuẩn Nhà nước. Còn có khoản cơ sở vật chất gồm tiền điện, nguyên vật liệu, dụng cụ thực hành và đóng góp xây dựng trường. Hiện nay mọi thứ đều tăng giá, tiền mua cá thịt cho SV thực hành đều tăng, ai trả khoản tăng đó trong khi Bộ GD-ĐT không cho phép tăng học phí. Đây là khoản tiền do nhà trường quy định khi đã cân đối tài chính nhằm đảm bảo điều kiện cho SV học tập tốt hơn”. Về mức học phí môn giáo dục quốc phòng, theo ông Ngoạn, việc này do hiệu trưởng và ban kinh tế của trường quyết định nên ông không biết.

Trong khi đó, ông Nguyễn Đình Hưng - phó trưởng phòng kế hoạch tài chính Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM - cho biết: “Học phí nhà trường thu theo quy định của Nhà nước, SV diện miễn giảm học phí sẽ được miễn giảm theo quy định. Tuy nhiên, bên cạnh học phí trường có thu khoản cơ sở vật chất, tất cả SV dù được miễn giảm học phí hay không đều phải đóng khoản này”.

Thế nhưng, trao đổi với Tuổi Trẻ, bà Nguyễn Thị Thu Trang, trưởng phòng tài chính Vụ Kế hoạch - tài chính (Bộ GD-ĐT), khẳng định: “Việc thu học phí của các cơ sở giáo dục ĐH công lập hiện nay phải thực hiện theo quy định của Thủ tướng về khung học phí. Đến nay, Bộ GD-ĐT và Bộ Tài chính chưa có quy định nào hướng dẫn các trường thu tiền cơ sở vật chất. Ngoài học phí theo quy định, các trường không được thu thêm khoản phụ thu nào khác”.

                                                                            Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tiến sĩ Trương Đình Mậu - Phó Cục trưởng, phụ trách Cục nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở Bộ GD-ĐT.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thi tốt nghiệp THPT: Những lưu ý đối với thí sinh tự do

Từ ngày 25- 4 đến ngày 7- 5- 2010, các trường thu Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh. Các thí sinh tự do cần lưy ý những quy định cụ thể về địa điểm đăng ký dự thi và điều kiện dự thi, tránh nhầm lẫn đáng tiếc.

Hà Nội: Tuyệt đối không nhận trẻ thiếu tuổi vào học lớp 1

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ra văn bản hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2010- 2011. Theo đó, Sở yêu cầu các trường tuyệt đối không nhận trẻ thiếu tuổi vào học lớp 1; trẻ em bị tàn tật, khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.

Cậu học trò có tài “ngửi chữ”

Tiếng đồn về một cậu học trò "ngửi chữ", 9 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi; thậm chí còn đạt nhiều giải trong các kỳ thi HSG của trường, của huyện, tỉnh đã khiến tôi không khỏi tò mò. Tìm gặp em, mới hay, đây là một trường hợp khiếm thị do dị dạng giác mạc.

Bắt trò lớp 1 viết 1.000 chữ bình luận 'Người Hà Nội'?

12 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu tự luận yêu cầu viết gần 1.000 chữ trong bài thi tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội được gửi về theo cặp sách của những cô cậu HS lớp 1 Trường tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Nhà trường khẳng định, chỉ áp dụng cho HS lớp 4, 5.

Nhà giáo ưu tú Hà Đức Thạch: “Tôi là người cầm dao phát cây mở đường”

(HBĐT) - Sau hơn 30 năm gắn bó với ngành giáo dục Hòa Bình, với trường THPT Công Nghiệp, lẽ sống của ông - Hiệu trưởng, NGƯT Hà Đức Thạch vẫn còn như ngày nào: Lời nói vẫn luôn đi đôi với việc làm, với những hành động cụ thể. Và luôn biết đặt cái chung lên trên cái riêng.

Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2010: Nhóm ngành Kinh tế vẫn là lựa chọn số 1

Mặc dù chưa đến ngày bàn giao hồ sơ ĐKDT cho các trường ĐH, CĐ nhưng nhìn chung các địa phương đều cho biết: Số lượng hồ sơ ĐKDT năm nay giảm đáng kể, lựa chọn hàng đầu của thí sinh vẫn là nhóm ngành Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục