Được xem là một nhân tố trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, xóa đọc - chép, nhưng thư viện trường học dường như đang bị “quên lãng".

 

Cơ sở vật chất, các trang thiết bị trong thư viện không đồng bộ, lạc hậu; số lượng, chủng loại sách nghèo nàn trong khi sách tham khảo chất lượng cao, phù hợp yêu cầu nâng cao kiến thức cho học sinh (HS), giáo viên (GV) còn quá ít ở tất cả các môn học, cấp học. Đây là những khái quát rõ nét nhất về thực trạng thư viện trường học hiện nay.

Học sinh “chê” thư viện trường


Thư  viện của Trường THPT Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm, Hà Nội) được bố trí trong căn phòng rộng tương đương lớp học, chia thành kho chứa sách (với khoảng 13.000 bản sách tham khảo, SGK…) và phòng đọc dành cho HS và GV. Cô Bùi Kim Chi, quản lý thư viện cho biết: do hạn chế về cơ sở vật chất nên chỉ có khoảng 50% HS trong trường thường xuyên có mặt ở thư viện. Nguyễn Lan Hương (HS lớp 12D1) chia sẻ, vì thư viện nhỏ hẹp và các đầu sách cũng không phong phú, trong khi không có thời gian đọc sách tại thư viện nên nhiều bạn có tâm lý ngại đến thư viện. Hương cho biết, mặc dù lớp có 45 HS  nhưng chỉ ba, bốn bạn có thẻ thư viện.

 
Thiếu kinh phí đầu tư hiện đại hóa, thư viện trường học chỉ là kho sách.

Phương Anh (lớp trưởng lớp 12A3, THPT Tây Hồ) nhận xét: thư viện trường có khá  nhiều loại sách nhưng chưa sách mới  thì rất thiếu (sách bài tập thêm hóa, lý 12...). Theo cô lớp trưởng này, thư viện cần có sự đầu tư thực sự, đa số thư viện các trường cấp 3 mở ra chỉ để có, có khá nhiều loại  sách quyên góp từ HS nên có những cuốn cần cho việc học tập lại chưa có”.

Một trong những lý do mà nhiều HS “ngại” đến thư viện còn do thủ tục. Lê Thị Mai (HS lớp 11D trường THPT Tây Hồ) cho biết, để làm thẻ thư viện chỉ cần nộp ảnh nhưng phải chờ GV kí và đóng dấu nên khi nào cần, nhiều HS đành nhờ bạn mượn hộ. “Không gian thư viện rất nhỏ bé, nên dù muốn vào cũng phải chờ đợi nhau, mất trật tự” - Mai nói.

Khi thư viện chỉ là “kho sách”


Thống kê của phòng Khoa học - Công nghệ (Sở GD-ĐT Hà Nội), tất cả các trường THPT của Hà Nội đều có phòng thư viện nhưng chỉ hơn 30,5% thư viện đạt chuẩn. 

“Một trong những lý do HS không hay lên thư viện “một phần vì HS bây giờ cũng quen đọc thông tin trên mạng. Vì vậy muốn thư viện phát huy được hiệu quả thật sự cần có thêm máy tính nối mạng. Tuy nhiên, mức đầu tư cho thư viện còn thấp, khoảng 40 - 60 triệu/năm nên khó hiện đại hóa. Thực ra, thư viện trường học hiện nay giống như một kho sách” - thầy Lê Hồng Vũ, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Hồ, quận Tây Hồ, Hà Nội thẳng thắn.

Nằm trong “chiến lược” hút HS đến thư viện, thầy Vũ cũng cho biết thêm, hiện thư viện mới của trường đang được xây dựng với diện tích 120m2 và sẽ có phòng máy tính nối mạng để HS tiện tra cứu, dự kiến sẽ hoàn thành trong tháng 7/2010.

Còn Cô Bùi  Kim Chi , quản lý thư viện Trường THPT Xuân Đỉnh cũng nêu thực tế, mỗi học kì trường chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đồng cho việc cập nhật các loại sách, nhưng thường tập trung vào những cuốn phổ dụng, được GV, HS mượn và đọc nhiều.

Trao đổi với PV, ông Nguyễn Hiệp Thống, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay, vài năm nay, các trường đã được bổ sung nhiều đầu sách, hoạt động thư viện của một số trường đã đi vào nề nếp. Tuy nhiên, hiệu quả còn hạn chế. “Việc thực hiện chưa đồng đều, thời gian HS tham gia hoạt động thư viện còn ít. Ngoài ra, số đầu sách của các thư viện chỉ tập trung vào một số chủ đề liên quan đến môn học, các sách tham khảo khác còn ít”, ông Thống chỉ rõ.

Bộ GD-ĐT cho biết, trong tổng số 24.746 trường có thư viện, chỉ có một nửa số này đạt chuẩn (khoảng 13.580 trường). Đội ngũ cán bộ thư viện có 26.578 người, nhưng chỉ có hơn 49% là cán bộ chuyên trách (13.110 người). Kinh phí đầu tư cho thư viện trường học năm 2009 - 2010 là hơn 202 tỷ đồng, bình quân 1 trường học được đầu tư 7,4 triệu đồng.

 

                                                                               Theo DanTri

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục