Giám thị đối chiếu giấy tờ liên quan với phiếu dự thi của thí sinh trong kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ 2009.
Còn một tuần nữa, các sở GD-ĐT sẽ bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của thí sinh (TS) cho các trường ĐH, CĐ. Liệu trong thời gian này, TS có thể chỉnh sửa hồ sơ nếu phát hiện sai sót?
Học trò Hà Nội sẽ có riêng một bộ giáo trình dạy nếp sống văn minh - thanh lịch. Ảnh: HS trường THCS Bế Văn Đàn, Hà Nội |
Có được sửa khối thi?
Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng -Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, cho biết: “Trước kỳ thi, mọi thứ đều có thể chỉnh sửa được. Đó là các thông tin về: họ, tên, ngày tháng năm sinh, đối tượng, hộ khẩu thường trú, khu vực tuyển sinh, môn thi, khối thi, mã ngành... Trong đó, những điều chỉnh về thông tin cá nhân như họ, tên, ngày tháng năm sinh, giới tính là khá dễ dàng. Các thay đổi về đối tượng và khu vực ưu tiên cần có sự kiểm tra hồ sơ gốc”. Tiến sĩ Dũng nói thêm, riêng về ngành thi và khối thi, muốn được chỉnh sửa, TS phải có lý do chính đáng nhưng rất hạn chế. Hơn nữa, việc chỉnh sửa khối thi và ngành thi vào thời điểm một ngày trước đợt thi là không dễ dàng bởi thời điểm này, số báo danh và phòng thi đã được bố trí hoàn tất.
|
Chỉnh sửa kịp thời hồ sơ có sai sót là cực kỳ cần thiết bởi sau kỳ thi tuyển sinh, các trường sẽ tổ chức kiểm tra kết quả thi và hồ sơ của TS trúng tuyển. Nếu thông tin khai trong hồ sơ không chính xác thì TS có trúng tuyển cũng bị đánh rớt. Những trường hợp cố tình gian lận, giả mạo hồ sơ khi phát hiện sẽ bị tước quyền vào học ở trường ngay năm đó nếu trúng tuyển và bị tước quyền tham dự kỳ thi tuyển sinh vào các trường trong 2 năm tiếp theo. Trường hợp nghiêm trọng hơn sẽ bị các cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự. |
|
Khi điều chỉnh hồ sơ, TS cần mang theo các giấy tờ gốc có liên quan để đối chiếu như: Phiếu số 2, CMND, giấy khai sinh, thẻ thương binh của bố/mẹ (nếu điều chỉnh về ưu tiên)... “Đặc biệt, các TS phải cất giữ cẩn thận Phiếu số 2 và mang bên người để sử dụng khi cần thiết. Có một số trường hợp vì lý do nào đó, các trường THPT giữ lại Phiếu số 2, TS phải liên hệ với trường để xin lại. Thêm nữa, khi đi chỉnh sửa hồ sơ, TS nên mang theo 2 tấm ảnh dự phòng để nếu phải làm lại hồ sơ thì không mất thời gian đi lại nhiều”, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Tài chính - Marketing, khuyên.
Các thời điểm chỉnh sửa
Từ ngày 8.5 đến 30.5, các trường ĐH, CĐ sẽ tiến hành xử lý dữ liệu ĐKDT của TS. “Với việc xử lý này, trường sẽ tự kiểm tra thông tin trong hồ sơ của TS, nếu phát hiện có sai sót sẽ chỉnh sửa ngay”, thạc sĩ Hứa Minh Tuấn cho biết. Tuy nhiên, trong thời điểm này, nếu phát hiện có sai sót trong hồ sơ ĐKDT, TS có thể trực tiếp đến trường có tổ chức thi để làm thủ tục chỉnh sửa.
Tiếp đó, từ ngày 30.5 đến 5.6, các sở GD-ĐT sẽ gửi giấy báo cho TS. Riêng TS tự do sẽ trực tiếp đến nhận giấy báo thi tại nơi đã nộp hồ sơ ĐKDT. Sau khi nhận được giấy báo, nếu phát hiện có sai sót, TS cần liên lạc ngay với hội đồng tuyển sinh của trường tổ chức thi để được điều chỉnh. Thậm chí, ngay trong các ngày làm thủ tục dự thi, TS vẫn có cơ hội điều chỉnh những sai sót trong hồ sơ. Đó là ngày 3.7 cho đợt 1 thi ĐH khối A và V; ngày 8.7 đợt 2 thi ĐH các khối còn lại và ngày 14.7 cho đợt thi CĐ.
Các ngày này, TS cần có mặt tại đúng địa điểm tổ chức thi thông báo trong giấy báo dự thi và mang theo những giấy tờ liên quan để chứng minh. Những bổ sung và điều chỉnh này phải được cán bộ tuyển sinh của trường sửa lại trên hồ sơ gốc, cập nhật ngay vào máy tính và đóng dấu xác nhận vào Phiếu số 2 thì mới có giá trị pháp lý. Trường hợp bị mất thẻ dự thi hoặc các giấy tờ cần thiết khác, TS phải báo cáo và làm cam đoan để ủy viên phụ trách điểm thi xem xét, xử lý.
Theo Báo Thanhnien
Nhiều giáo viên phổ thông "kêu trời" vì ngay từ học kỳ 2 này, bị cắt đi phần thu nhập vốn được hưởng từ việc chấm bài. Trong khi đó, khoản phụ cấp thâm niên mà ngành giáo dục kiên trì đề xuất nhằm tăng thu nhập cho giáo viên thì phải xếp hàng chờ lộ trình đưa vào thực tiễn.
Từ ngày 25- 4 đến ngày 7- 5- 2010, các trường thu Phiếu đăng ký dự thi, hồ sơ đăng ký dự thi và nhập dữ liệu của thí sinh. Các thí sinh tự do cần lưy ý những quy định cụ thể về địa điểm đăng ký dự thi và điều kiện dự thi, tránh nhầm lẫn đáng tiếc.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội vừa ra văn bản hướng dẫn tuyển sinh mầm non, lớp 1 và lớp 6 năm học 2010- 2011. Theo đó, Sở yêu cầu các trường tuyệt đối không nhận trẻ thiếu tuổi vào học lớp 1; trẻ em bị tàn tật, khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em ở nước ngoài về nước có thể vào học lớp 1 ở độ tuổi từ 7 đến 9 tuổi.
Tiếng đồn về một cậu học trò "ngửi chữ", 9 năm liền đạt danh hiệu học sinh giỏi; thậm chí còn đạt nhiều giải trong các kỳ thi HSG của trường, của huyện, tỉnh đã khiến tôi không khỏi tò mò. Tìm gặp em, mới hay, đây là một trường hợp khiếm thị do dị dạng giác mạc.
12 câu hỏi trắc nghiệm và 1 câu tự luận yêu cầu viết gần 1.000 chữ trong bài thi tìm hiểu về Thăng Long - Hà Nội được gửi về theo cặp sách của những cô cậu HS lớp 1 Trường tiểu học Nghĩa Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Nhà trường khẳng định, chỉ áp dụng cho HS lớp 4, 5.
(HBĐT) - Sau hơn 30 năm gắn bó với ngành giáo dục Hòa Bình, với trường THPT Công Nghiệp, lẽ sống của ông - Hiệu trưởng, NGƯT Hà Đức Thạch vẫn còn như ngày nào: Lời nói vẫn luôn đi đôi với việc làm, với những hành động cụ thể. Và luôn biết đặt cái chung lên trên cái riêng.