Giáo dục đại học phải được cải tổ sâu rộng, từ chương trình, phương pháp dạy và học đến đầu tư cơ sở vật chất và nhất là hệ thống tổ chức quản lý

 

Một trong các nhược điểm lớn về tổ chức quản lý của hệ thống giáo dục ĐH nước ta là sự phân tán của quá nhiều học viện và trường ĐH chuyên ngành riêng lẻ. Chính việc tổ chức quản lý các trường ĐH có mục tiêu đào tạo nặng về kiến thức cụ thể theo những chuyên ngành rất hẹp mà sinh viên không được trang bị nền tảng vững chắc về giáo dục tổng quát cần thiết cho việc tự học suốt đời và khả năng thích ứng với môi trường làm việc thay đổi không ngừng.


Sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM thực hành trên máy chế bản CTP hiện đại. Ảnh: HỒNG THÚY

Hình thành ĐH đa ngành, đa lĩnh vực


 Chúng ta hầu như không có viện ĐH đa lĩnh vực loại nghiên cứu và tinh hoa, trong đó bao gồm các viện nghiên cứu và sinh viên phần lớn là trên ĐH. Mặt khác, chúng ta rất thiếu các trường ĐH cộng đồng và CĐ ở các tỉnh, thành để đáp ứng nhu cầu gia tăng sinh viên đại chúng mà không làm giảm chất lượng của các viện ĐH tinh hoa. Chúng ta cũng thiếu các viện ĐH lĩnh vực loại giảng dạy đại chúng mà chỉ có phần lớn là các trường ĐH chuyên ngành riêng lẻ như sư phạm, y dược, khoa học, nông lâm, kỹ thuật, kinh tế, kiến trúc...


Một tư tưởng đổi mới giáo dục ĐH nước ta đầu thập niên 1990 là hình thành những viện ĐH đa lĩnh vực theo mô hình viện ĐH Anh, Mỹ, tương tự như ở các nước Đông Nam Á. Việc sáp nhập các trường ĐH chuyên ngành lúc đó để thành lập “ĐH Quốc gia” hay “ĐH vùng” cho thấy nỗ lực cải tổ về tổ chức quản lý với mục đích giải quyết tình trạng phân tán trùng lắp của các viện nghiên cứu, các trường ĐH nhỏ chuyên ngành riêng biệt và kém hiệu quả. Tuy nhiên, quá trình cải tổ này đã rất chậm và nay vẫn chưa hoàn tất, thậm chí còn bị đảo ngược.


Để thực hiện đổi mới quản lý nhằm bảo đảm và nâng cao chất lượng đào tạo, hệ thống giáo dục ĐH Việt Nam phải cải tổ sâu rộng, từ chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và học đến đầu tư cơ sở vật chất và nhất là phải cải tổ hệ thống tổ chức quản lý. Các trường ĐH, CĐ cần được sắp xếp, sáp nhập với nhau để hình thành một hệ thống các trường ĐH theo mô hình viện ĐH đa lĩnh vực nhằm nâng cao năng lực quản lý và hiệu quả của đào tạo và nghiên cứu.


Cần một đạo luật cho giáo dục ĐH


Kinh nghiệm và xu hướng ở các nước châu Á, châu Phi cho thấy vai trò chính quyền đối với giáo dục ĐH bắt đầu thay đổi trong thập niên 1970 bằng việc tăng cường luật lệ, chính sách và kế hoạch, rồi tiến đến nới lỏng kiểm soát hành chính trong thập niên 1980 để khuyến khích quyền chủ động của các viện ĐH đa lĩnh vực theo tinh thần tự trị ĐH của Anh, Mỹ. 


Nói một cách ngắn gọn, tự trị ĐH toàn diện là sự tự quản trị lấy những nhiệm vụ được giao phó về các phương diện đào tạo, nghiên cứu khoa học, tài chính, hành chính, đối ngoại, tổ chức nhân sự và chịu trách nhiệm trước công chúng, pháp luật, cơ quan quản lý nhà nước về việc tổ chức những chương trình hoạt động để thực hiện những nhiệm vụ đó. Như thế, khi các trường ĐH chuyên ngành của nước ta sáp nhập với nhau để tổ chức thành viện ĐH đa lĩnh vực thì cơ cấu tổ chức quản lý của viện ĐH tự trị mới có thể áp dụng được.


Ở phần lớn các nước, một đạo luật của quốc hội định chế hóa sự thành lập viện ĐH và quyền tự trị ĐH được ủy thác cho HĐQT viện ĐH. HĐQT viện được đạo luật quốc hội giao cho quyền quyết định các luật lệ nội bộ và các vấn đề như xây dựng chương trình đào tạo, nghiên cứu khoa học, tuyển sinh, cấp bằng... Ở nước ta, HĐQT viện ĐH có thể gồm một số thành viên do Quốc hội, HĐND  tỉnh, thành liên quan chỉ định, một số thành viên do Bộ GD-ĐT chỉ định và một số thành viên do tập thể giáo sư, giảng viên, sinh viên, cựu sinh viên bầu cử.


Nước ta chưa có đạo luật riêng về giáo dục ĐH nên việc quản lý, điều hành hệ thống giáo dục ĐH và hậu trung học gặp nhiều khó khăn. Quốc hội cần ban hành đạo luật riêng về giáo dục ĐH, trong đó có quy định về tổ chức và quản lý các viện ĐH tự trị để giao quyền cho các viện ĐH đa lĩnh vực thực hiện nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu nhân lực trình độ cao trong thời đại kinh tế tri thức và toàn cầu hóa.

 

                                                                                      Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Thư viện trường học bị lãng quên

Được xem là một nhân tố trong quá trình đổi mới phương pháp giảng dạy, xóa đọc - chép, nhưng thư viện trường học dường như đang bị “quên lãng".

FUYO trao 80 suất học bổng cho các sinh viên xuất sắc năm 2009

Tại Hà Nội, Quỹ Hỗ trợ và Đào tạo FUYO (Nhật Bản) tổ chức trao học bổng cho những sinh viên xuất sắc năm 2009 thuộc các trường đại học trên địa bàn Hà Nội và Vĩnh Phúc.

Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới

Trong vòng 12 năm qua (từ 1998 - 2010), Nhà nước tăng dần đầu tư GD-ĐT từ mức hơn 13% lên 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Với tỷ lệ chi ngân sách cho giáo dục như trên, Việt Nam thuộc nhóm nước có tỷ lệ chi cho giáo dục cao nhất thế giới.

Tuyển sinh ĐH-CĐ 2010: Sửa sai sót trong hồ sơ đăng ký dự thi

Còn một tuần nữa, các sở GD-ĐT sẽ bàn giao hồ sơ đăng ký dự thi (ĐKDT) của thí sinh (TS) cho các trường ĐH, CĐ. Liệu trong thời gian này, TS có thể chỉnh sửa hồ sơ nếu phát hiện sai sót?

Đẻ ra nhiều khoản để tăng tiền trường

Sinh viên (SV) một số trường đại học đang khổ sở với khoản tiền “cơ sở vật chất” do các trường tự đặt ra để hợp thức hóa việc tăng học phí. Nhưng điều khiến SV bức xúc là việc các trường buộc cả SV thuộc diện miễn giảm học phí phải đóng... học phí!

Hà Nội soạn sách dạy học sinh sống văn minh, thanh lịch

Chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội, Sở GD – ĐT Hà Nội đang gấp rút hoàn thành bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch - văn minh” cho học sinh, sinh viên Thủ đô.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục