Thầy Võ Trần Thanh Vũ hướng dẫn học sinh thực hành tại lớp tin học 9A, Trường TCCN Kinh tế Kỹ thuật Vạn Tường - TPHCM
Nhiều quận, huyện tại TPHCM có chính sách tài trợ học phí cho học sinh học trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề sau tốt nghiệp THCS
“Tại huyện Nhà Bè, học sinh THPT bỏ học nhiều, hiệu suất đào tạo chỉ đạt 60% mà nguyên nhân chính là các em không đủ năng lực theo học. Vì vậy, huyện đã lập đề án phân luồng học sinh học nghề” - ông Nguyễn Trung Khánh, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Nhà Bè, cho biết.
Cũng vì lý do trên, ngày càng nhiều quận, huyện tại TPHCM đẩy mạnh công tác phân luồng bằng cách vận động, tuyên truyền... thậm chí cấp học phí cho học sinh muốn học trung cấp chuyên nghiệp (TCCN), trung cấp nghề (gọi chung là học nghề).
Học sinh sau THCS học nghề ngày càng tăng
Từ năm 2009, quận Bình Tân đã có chính sách hỗ trợ cho những học sinh đã tốt nghiệp THCS đi học nghề với mức 600.000 đồng/năm cho mỗi học sinh. Nhờ sự hỗ trợ này, quận đã vận động được 253 học sinh học nghề. “Năm nay, quận tiếp tục duy trì chính sách này và hy vọng sẽ tăng con số học sinh học nghề lên khoảng 300” - ông Trần Hữu Vĩnh, Trưởng Phòng GD-ĐT quận, phấn khởi cho biết.
Tại huyện Bình Chánh, bên cạnh việc vận động, tuyên truyền, những năm gần đây UBND huyện còn có chính sách tài trợ 100% học phí cho những học sinh chọn con đường học nghề.
Ông Nguyễn Minh Châu, Trưởng Phòng GD-ĐT của huyện, cho biết chính sách tài trợ học phí cho những học sinh tốt nghiệp THCS học nghề được thực hiện từ năm học 2006-2007. Năm đầu, tỉ lệ học sinh theo học nghề còn khiêm tốn nhưng dần dần tỉ lệ năm sau luôn cao hơn năm trước.
Mới nhất, trong năm 2009, tỉ lệ học sinh học nghề đạt 10% trong tổng số học sinh tốt nghiệp THCS. Không chỉ có đối tượng học sinh, thanh niên của huyện trong độ tuổi đều được vận động đi học và được tài trợ học phí suốt thời gian học nghề.
Tương tự, tại huyện Nhà Bè, nhờ chính sách tài trợ học phí, ngày càng có nhiều học sinh chọn con đường học nghề. Theo kế hoạch của huyện, trong giai đoạn từ năm 2010-2015, tỉ lệ học sinh học nghề sau khi tốt nghiệp THCS sẽ đạt từ 15% đến 20%.
Được giới thiệu việc làm
Kế hoạch nâng cao tỉ lệ học sinh học nghề sau THCS hoàn toàn có cơ sở nếu các quận, huyện đẩy mạnh tuyên truyền. Ông Trần Hữu Vĩnh phân tích: Khi không trúng vào lớp 10 công lập, học sinh vẫn còn nhiều lựa chọn như học tại các trường THPT ngoài công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên, nhưng học nghề là một sự lựa chọn sáng suốt.
Vì học sinh phải mất 3 năm mới hoàn thành chương trình THPT và tốt nghiệp với tấm bằng THPT nhưng với ba năm rưỡi học TCCN, học sinh tốt nghiệp có bằng nghề, trong thời gian đó, học sinh được học văn hóa để hoàn tất chương trình THPT và hoàn toàn có cơ hội học liên thông lên CĐ, ĐH nếu có nguyện vọng và khả năng.
Ông Huỳnh Công Minh, Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho rằng những học sinh có học lực không phải là khá giỏi mà không trúng vào lớp 10 công lập thì nên chọn con đường học nghề bởi nếu cứ theo học THPT thì rất vất vả mà sau 3 năm cũng chưa biết có đỗ tốt nghiệp THPT hay không, trong tay thì không có nghề.
Ngoài ra, học sinh học nghề còn được quan tâm hỗ trợ việc làm. Tại huyện Nhà Bè, học sinh tốt nghiệp trường nghề được giới thiệu việc làm đến các doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện...
7.240 chỉ tiêu TCCN Theo Sở GD-ĐT TPHCM, năm 2010, có ít nhất 15 trường TCCN trên địa bàn TP tuyển 7.240 học sinh tốt nghiệp THCS vào học hệ TCCN với mức học phí chênh lệch từ 675.000 đồng đến 3.000.000 đồng/học kỳ, tùy theo trường công lập hay ngoài công lập.
|
Theo NLĐ
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo 14 trường THPT chưa đủ điều kiện để tuyển sinh lớp 10 năm học 2010-2011 do cơ sở vật chất trường học chưa đảm bảo và thiếu thiết bị phục vụ dạy học.
Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 cho thấy khối ngành kinh tế đang hấp dẫn thí sinh, còn khối ngành kỹ thuật, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn èo uột khi người học ngày càng ít dần. Tuy nhiên, liệu 4 năm sau, khi tốt nghiệp ra trường, những ngành đang hấp dẫn có còn sức hút hay sẽ bị khủng hoảng thừa?
Giáo dục đại học phải được cải tổ sâu rộng, từ chương trình, phương pháp dạy và học đến đầu tư cơ sở vật chất và nhất là hệ thống tổ chức quản lý
Gặp Nguyễn Tiến Dũng, thủ khoa khối A của trường Đại học Luật, ấn tượng đầu tiên là sự dễ mến, nhiệt tình. Từ khi vào đại học, Dũng tất bật với bài học và sách vở nên khi gặp phóng viên, trên tay cậu vẫn còn cầm theo mấy quyển sách và giải thích rằng đang đến thư viên tự học, tranh thủ tiết trống giữa hai môn.
Họ là hai chị em sinh đôi ở Malaysia, dù chỉ mới bắt đầu đến với môn múa ba lê vào năm 16 tuổi nhưng đã trau dồi được nhiều kỹ năng điêu luyện. Cả hai chị em vừa giành được học bổng học chuyên ngành múa tại 1 trường ĐH Mỹ.
Trong những tháng đầu năm 2010, Đoàn Giám sát Quốc hội đã đi khảo sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và đảm bảo chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học”. Dự thảo báo cáo kết quả đã chỉ ra nhiều yếu kém và đề xuất giải pháp khắc phục.