Tiếp xúc với đoàn đại biểu HĐND TPHCM trong những chuyến đi thực tế các cấp học, hầu như lãnh đạo các trường đều cho rằng mức học phí hiện tại làø quá “lỗi thời” trong điều kiện cái gì cũng tăng giá. Tuy nhiên, đề xuất thay đổi thế nào, tăng mức học phí bao nhiêu là đủ, các trường vẫn chưa dám “mạnh miệng” lên tiếng và chưa đưa ra được những con số cụ thể.
Trong chuyến khảo sát tại Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, Hiệu trưởng Võ Anh Dũng đã nêu lên hàng loạt bất cập trong việc dạy học ở một trường chuyên. Trong đó, vấn đề ngân sách hỗ trợ, phụ cấp lớp chuyên, cải thiện trang thiết bị và xây dựng trường được nằm trong mục “đề xuất, kiến nghị” cần được ngành quan tâm hơn.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các đại biểu HĐND TPHCM, trường vẫn chưa nêu ra con số cụ thể cần đề xuất bao nhiêu thì rất khó để HĐND TP có ý kiến. Đơn cử, Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong so sánh mức phụ cấp cho giáo viên dạy lớp chuyên là 1.7, thấp hơn so với Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, Đà Nẵng là 2.7.
Vậy tại sao không dám mạnh dạn đưa ra mức phụ cấp cụ thể mà nhà trường mong muốn? Tương tự, Trưởng phòng GD-ĐT quận Gò Vấp Đặng Thanh Tuấn cho rằng, cần tăng thêm khoản thu học phí các lớp bán trú, vì mức thu hiện tại quá thấp, các trường không đủ chi trả cho giáo viên, nhưng không nêu rõ cần tăng lên bao nhiêu.
Gần đây nhất, trong buổi làm việc với Trường Mầm non 19/5, bà Nguyễn Thị Kim Dung, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Cơ sở vật chất nhà trường nhiều nơi đã xuống cấp, cần có kinh phí để sửa chữa”. Tuy nhiên, khi báo cáo và làm đề xuất hướng khắc phục, nhà trường vẫn chỉ ghi chung chung. Trong khi HĐND TP chờ đợi con số cụ thể mà nhà trường muốn xin thêm lại không thấy nêu rõ.
Nói về những chuyến đi khảo sát trong 2 tháng qua, ông Nguyễn Văn Ngai, đại biểu HĐND, nguyên Phó Giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, chia sẻ: “HĐND ngoài việc đi để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ giáo dục của các cơ sở giáo dục, cái chính muốn lắng nghe các kiến nghị, đề xuất của các trường, các cấp học nói về mức học phí, các khoản thu, đồng lương giáo viên... Những kiến nghị, đề xuất này phải được rõ ràng, cụ thể, bằng những con số chi tiết chứ không thể chung chung”.
Học sinh Trường Mầm non 2 (quận 4) trong giờ dạy hát. Ảnh: L. LINH |
Theo ông Ngai, việc đưa ra một khung học phí mới là điều không đơn giản. Sở GD-ĐT TPHCM phải khảo sát mức thu nhập bình quân/đầu người ở khu vực nội và ngoại thành TPHCM, tập hợp ý kiến, đề xuất các cơ sở giáo dục, từ đó xây dựng mức học phí mới cho các cấp, bậc học để trình HĐND TPHCM.
Ông Ngai cho rằng: “Mức học phí cũ không còn phù hợp. Tuy nhiên, để đưa ra mức học phí mới, phải đảm bảo tính công bằng. Đặc biệt đối với học sinh nghèo, cần có chế độ miễn giảm, hỗ trợ, nếu không sẽ có học sinh không được đến trường vì học phí quá cao”.
Đối với việc Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đề nghị tăng mức học phí, ông Ngai nói: “Số lượng trường chuyên của TPHCM chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hơn nữa, thi tuyển vào đây, học sinh phải nỗ lực rất nhiều. Vì vậy, để thu hút, động viên các em học trường chuyên, ngành cần miễn học phí 100%, chứ không nên thu học phí”.
Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Mầm non, Sở GD-ĐT TPHCM, nêu lên hiện tượng nghịch lý hiện nay trong ngành giáo dục: Con nhà giàu học trường công, trường tốt, trong khi con nhà nghèo lại vào nhóm trẻ gia đình, trường tư thục. Hàng năm đối với trường công, ngân sách nhà nước rót vào không ít. Trong khi đó, học sinh con nhà nghèo học trường tư thục, không được hỗ trợ, như vậy không công bằng.
Với đề án mức học phí mới, hy vọng HĐND xem xét lại những khu vực có trẻ em nghèo, đặc biệt những nơi chưa có trường công lập, buộc lòng trẻ phải học tư thục, dân lập, cần hỗ trợ 40% học phí.
Vừa qua, Sở GD-ĐT TPHCM đã công bố mức học phí của 207 trường THPT và trung tâm GDTX trên địa bàn TPHCM đến phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, theo Sở GD-ĐT TPHCM, do mức học phí mới chưa được HĐND TP thông qua nên mức học phí các trường vẫn đang dựa theo mức học phí đã áp dụng năm học 2009-2010.
Cụ thể, học phí cho khu vực nội thành là 30.000 đồng/HS/tháng, ngoại thành là 25.000 đồng/HS/tháng, học phí 2 buổi/ngày là 50.000 đồng/HS/tháng, học phí tăng cường ngoại ngữ là 70.000 đồng/HS/tháng.
Riêng học phí áp dụng đối với TTGDTX ở khu vực nội thành là 65.000 đồng/HS/tháng và ngoại thành là 45.000 đồng/HS/tháng (căn cứ theo Quyết định số 49/2000/QĐ-UB-VX ngày 10-8-2000 của UBND TPHCM). B
à Trần Thị Ngọc Anh, Trưởng ban Văn hóa - Xã hội HĐND TPHCM cho biết: “Chúng tôi đang chờ Sở GD-ĐT TPHCM trình đề án mức học phí mới để thẩm định và xem xét. Dự kiến trong kỳ họp sắp tới (vào tháng 7), nếu mức học phí mới phù hợp sẽ được áp dụng đầu năm học 2010-2011. Tuy nhiên, đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được bảng báo cáo chi tiết”.
Hiện tại, học phí các trường tư thục và dân lập tại TPHCM mức “bèo nhất” dành cho học sinh học 1 buổi/ngày cũng gần 500.000đ/tháng (chưa tính chi phí phát sinh). Mức học phí này cao gấp 10 lần so với các trường công lập.
Chưa kể hiện nay, các trường dân lập tư thục thu học phí theo “chất lượng quốc tế” nên rất cao, gần 1.000 USD/tháng. Vì vậy, đối với những gia đình nghèo, vùng sâu và ngoại thành, trường công luôn là lựa chọn số một. Do đó, mức học phí mới năm học 2010-2011 sẽ là mối quan tâm hàng đầu của họ.
Nhiều phụ huynh băn khoăn: Liệu khi mức học phí mới được tính toán cùng với định mức ngân sách, các trường còn tự ý đề ra các khoản thu nào dưới hình thức thỏa thuận hoặc để cha mẹ học sinh thu phục vụ cho hoạt động chính khóa của nhà trường? Học phí tăng, chất lượng có tăng theo?
Theo SGGP
Sáng nay 5/5, các Sở GD-ĐT khu vực phía Bắc đã bàn giao hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ 2010 cho các trường. Theo thống kê của các Sở số lượng hồ sơ năm nay giảm mạnh so với năm trước khoảng 20%.
Ngày 5-5, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã chính thức ra mắt với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện một số bộ, ngành trong cả nước.
Sinh viên mời luật sư đến trường để làm việc. Vì vậy, nhà trường cũng cử vị trưởng khoa Luật ra nói chuyện.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa ký công văn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) yêu cầu rà soát lại danh sách, số lượng học sinh, sinh viên thuộc đối tượng và đủ điều kiện vay vốn, nhưng chưa được vay vốn học kỳ I năm học 2009 - 2010 để sớm giải quyết bổ sung vốn cho vay học kỳ I đối với các địa phương.
(HBĐT) - Ngày 5/5, ngành GD&ĐT đã tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2006 – 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Bộ GD&ĐT; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng các đơn vị, trường học, các thầy, cô giáo, HS- SV tiêu biểu trong toàn tỉnh.
Nhiều quận, huyện tại TPHCM có chính sách tài trợ học phí cho học sinh học trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề sau tốt nghiệp THCS