Đ/C Bùi Ngọc Dảo, Phó Giám đốc Sở GD-ĐT tặng giấy khen cho các tập thể điển hình tiên tiến
(HBĐT) - Ngày 5/5, ngành GD&ĐT đã tổ chức hội nghị điển hình tiên tiến giai đoạn 2006 – 2010. Tới dự có đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện Bộ GD&ĐT; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố cùng các đơn vị, trường học, các thầy, cô giáo, HS- SV tiêu biểu trong toàn tỉnh.
Trong giai đoạn 2006 – 2010, ngành GD&ĐT đã giành được nhiều thành tích trên khắp các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT, trong đó có vai trò, động lực quan trọng của phong trào thi đua yêu nước. Từ phong trào, toàn ngành đã xuất hiện nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc, những gương người tốt, việc tốt trên tất cả các lĩnh vực của sự nghiệp GD&ĐT đã tạo thêm sức mạnh cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Hai tốt” cũng như phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các cuộc vận động “Hai không”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”… Thông qua phong trào thi đua đã góp phần giúp ngành GD&ĐT phát triển và hoàn chỉnh hệ thống giáo dục quốc dân; quy mô trường, lớp học được ổn định. Quyền và cơ hội học tập của trẻ em trong tỉnh được đảm bảo. Chất lượng dạy và học, hiệu quả đào tạo được nâng lên một bước mới. Toàn ngành đã quan tâm, chăm lo đến công tác giáo dục dân tộc; phát triển hệ thống khảo thí và quản lý chất lượng giáo dục; tăng cường các điều kiện phục vụ hoạt động dạy và học. Các đơn vị, trường học luôn coi trọng việc chấn chỉnh nền nếp, kỷ cường, thực hành tiết kiệm chống tham ô, lãng phí, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh…
Với những thành tích đã đạt được từ các phong trào thi đua yêu nước, những năm qua, ngành GD&ĐT đã vinh dự được Nhà nước, Bộ GD&ĐT, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quí. Toàn ngành đã được Nhà nước phong tặng 1 danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, 19 Nhà giáo Ưu tú và hàng năm, Sở GD&ĐT đều hoàn thành xuất sắc các lĩnh vực công tác, xếp ở tốp dẫn đầu khối thi đua các tỉnh trung du miền núi phía Bắc.
Phát huy thành tích đạt được, trong giai đoạn 2010 – 2015, ngành GD&ĐT đề ra phương hướng chung của phong trào thi đua yêu nước là: Phát huy sức mạnh tổng hợp, tiếp tục đẩy mạnh và thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua yêu nước trong toàn ngành GD&ĐT, thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, góp phần đưa sự nghiệp GD&ĐT lên tầm cao mới, khẳng định vai trò, vị thế của GD&ĐT Hoà Bình so với cả nước.
Tới dự và phát biểu tại hội nghị, thay mặt lãnh đạo tỉnh, đồng chí Bùi Ngọc Đảm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh đã biểu dương, chúc mừng những thành tựu toàn ngành GD&ĐT đã giành được trong những năm qua, chúc mừng những tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 – 2010. Đồng chí cũng lưu ý: Trong thời gian tới, ngành GD&ĐT cần phát động phong trào thi đua tìm giải pháp thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng chất lượng giáo dục mũi nhọn, giáo dục đại trà, đảm bảo công bằng trong giáo dục; Lãnh đạo sở quan tâm chỉ đạo mạnh mẽ công tác quản lý chuyên môn trong các nhà trường, đơn vị trực thuộc và phòng GD&ĐT các huyện, thành phố; Tăng cường kỷ cương trường lớp, tình thương và trách nhiệm với học sinh để nâng cao chất lượng giảng dạy; Phối hợp với các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho mọi nhà, mọi người hưởng ứng và thực hiện những mục tiêu cụ thể của ngành đã đề ra…
Ghi nhận những kết quả đạt được, nhân dịp này, sở GD&ĐT đã tặng giấy khen cho 15 tập thể, 25 cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2006 – 2010.
Hoàng Nga
Đây là hiện trạng chung của nhiều trường ĐH tại ĐBSCL. Nhiều giảng viên giỏi, sau 5 năm phục vụ tại địa phương đã chuyển về trường ĐH khác
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo 14 trường THPT chưa đủ điều kiện để tuyển sinh lớp 10 năm học 2010-2011 do cơ sở vật chất trường học chưa đảm bảo và thiếu thiết bị phục vụ dạy học.
Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 cho thấy khối ngành kinh tế đang hấp dẫn thí sinh, còn khối ngành kỹ thuật, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn èo uột khi người học ngày càng ít dần. Tuy nhiên, liệu 4 năm sau, khi tốt nghiệp ra trường, những ngành đang hấp dẫn có còn sức hút hay sẽ bị khủng hoảng thừa?
Giáo dục đại học phải được cải tổ sâu rộng, từ chương trình, phương pháp dạy và học đến đầu tư cơ sở vật chất và nhất là hệ thống tổ chức quản lý
Gặp Nguyễn Tiến Dũng, thủ khoa khối A của trường Đại học Luật, ấn tượng đầu tiên là sự dễ mến, nhiệt tình. Từ khi vào đại học, Dũng tất bật với bài học và sách vở nên khi gặp phóng viên, trên tay cậu vẫn còn cầm theo mấy quyển sách và giải thích rằng đang đến thư viên tự học, tranh thủ tiết trống giữa hai môn.
Họ là hai chị em sinh đôi ở Malaysia, dù chỉ mới bắt đầu đến với môn múa ba lê vào năm 16 tuổi nhưng đã trau dồi được nhiều kỹ năng điêu luyện. Cả hai chị em vừa giành được học bổng học chuyên ngành múa tại 1 trường ĐH Mỹ.