Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa ký công văn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) yêu cầu rà soát lại danh sách, số lượng học sinh, sinh viên thuộc đối tượng và đủ điều kiện vay vốn, nhưng chưa được vay vốn học kỳ I năm học 2009 - 2010 để sớm giải quyết bổ sung vốn cho vay học kỳ I đối với các địa phương.
Trong khi chưa phát hành được trái phiếu Chính phủ, NHCSXH chủ động cân đối và sử dụng từ nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của một số chương trình khác để cho học sinh, sinh viên vay. Sau khi được bổ sung nguồn vốn cho vay hoặc phát hành được trái phiếu sẽ hoàn trả vốn tạm ứng. Tính đến cuối năm 2009, gần 1,7 triệu học sinh, sinh viên đã được vay vốn từ Chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Mức vay hiện là 860 nghìn đồng/một sinh viên/tháng. Năm học 2009 - 2010, NHCSXH đã ký hợp tác với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam để thực hiện tổ chức cho vay và giải ngân thông qua hệ thống thẻ Lập nghiệp thẻ được cấp miễn phí
Theo ND
Theo thông báo của Văn phòng Chính phủ tại Công văn số 2844/VPCP-KGVX, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa giao Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) chủ trì cùng một số cơ quan chức năng tổ chức khảo sát thực trạng học sinh đánh nhau tại các thành phố.
Đây là hiện trạng chung của nhiều trường ĐH tại ĐBSCL. Nhiều giảng viên giỏi, sau 5 năm phục vụ tại địa phương đã chuyển về trường ĐH khác
Sở GD-ĐT Hà Nội vừa thông báo 14 trường THPT chưa đủ điều kiện để tuyển sinh lớp 10 năm học 2010-2011 do cơ sở vật chất trường học chưa đảm bảo và thiếu thiết bị phục vụ dạy học.
Mùa tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010 cho thấy khối ngành kinh tế đang hấp dẫn thí sinh, còn khối ngành kỹ thuật, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn èo uột khi người học ngày càng ít dần. Tuy nhiên, liệu 4 năm sau, khi tốt nghiệp ra trường, những ngành đang hấp dẫn có còn sức hút hay sẽ bị khủng hoảng thừa?
Giáo dục đại học phải được cải tổ sâu rộng, từ chương trình, phương pháp dạy và học đến đầu tư cơ sở vật chất và nhất là hệ thống tổ chức quản lý
Gặp Nguyễn Tiến Dũng, thủ khoa khối A của trường Đại học Luật, ấn tượng đầu tiên là sự dễ mến, nhiệt tình. Từ khi vào đại học, Dũng tất bật với bài học và sách vở nên khi gặp phóng viên, trên tay cậu vẫn còn cầm theo mấy quyển sách và giải thích rằng đang đến thư viên tự học, tranh thủ tiết trống giữa hai môn.