Các trường Mầm non huyện Yên Thuỷ nâng cao chât lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

Các trường Mầm non huyện Yên Thuỷ nâng cao chât lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

(HBĐT) - Cách đây chưa lâu, nói tới giáo dục mầm non (GDMN), không ít người trong và ngoài ngành GD&ĐT trên địa bàn toàn tỉnh phải lắc đầu e ngại về những khó khăn, thiếu thốn từ cơ sở vật chất đến chế độ đãi ngộ cho đội ngũ cán bộ, giáo viên. Thực trạng này thật khó cải thiện nếu không có việc xây dựng và triển khai thực hiện Đề án phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015.

 

Vào thời điểm trước năm 2006, trong khi sự nghiệp GD&ĐT của tỉnh đã có những bước tiến đáng kể về quy mô trường, lớp, học sinh, cơ sở vật chất cũng như chất lượng dạy và học thì riêng với ngành GDMN vẫn còn bề bộn những gian khó với một thực tế: Toàn tỉnh còn 37 xã chưa đủ điều kiện thành lập trường mầm non. Hầu hết các trường có nhiều nhóm, lớp lẻ nằm rải rác tại các thôn, bản trong xã. Kinh phí đầu tư hạn hẹp vì vậy số phòng học tạm, phòng học nhờ chiếm tỷ lệ cao, các công trình phụ trợ hầu hết không đảm bảo yêu cầu, thiếu phòng chức năng và các trang thiết bị phục vụ chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ. Ở các nhà trường hầu hết là giáo viên hợp đồng. Thu nhập bình quân của giáo viên hợp đồng khu vực thành phố, trị trấn mới đạt 300.000 – 500.000 đồng, khu vực nông thôn chỉ trên dưới 200.000 đồng, không đảm bảo đời sống cho giáo viên. Bên cạnh đó, toàn ngành còn một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên hạn chế về năng lực, trình độ. Có gần 30% giáo viên chưa đạt chuẩn về chuyên môn nên chưa theo kịp sự đổi mới giáo dục trong thời kỳ mới.

 

Thực hiện Quyết định số 149 ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách đối với GDMN và Đề án phát triển GDMN, ngành GD&ĐT đã chủ động phối hợp với các sở, ban, ngành chức năng tham mưu với HĐND, UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện đề án phát triển GDMN tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2006 – 2015. Cùng với đó, UBND các huyện, thành phố đã xây dựng đề án và kế hoạch thực hiện phù hợp với tình hình địa phương từng năm, từng giai đoạn. Ban chỉ đạo Đề án của tỉnh đã tích cực tham mưu với cấp uỷ, chính quyền tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và tham gia của toàn xã hội với GDMN, qua đó đã mở ra tín hiệu vui, tạo đà cho GDMN phát triển đồng bộ, rộng khắp.

 

Với mục tiêu chung là phát triển toàn diện GDMN nhằm tạo chuyển biến cơ bản, vững chắc; củng cố, mở rộng mạng lưới trường lớp, nhất là với các xã chưa thành lập trường; nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ và đảm bảo chế độ, chính sách cho giáo viên theo quy định, đảm bảo tỉ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn theo kế hoạch… 3 năm qua, các cấp chính quyền, các ban, ngành liên quan từ tỉnh đến cơ sở đã quan tâm thực hiện nghiêm túc Quyết định của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án phát triển GDMN theo nhiệm vụ được phân công. Đặc biệt ngành GD&ĐT đã đẩy mạnh công tác xây dựng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đủ về số lượng, được đào tạo đạt chuẩn. Các phòng GD&ĐT, các đơn vị, trường học đã ưu tiên tuyển dụng giáo viên được đào tạo chính quy, đồng thời khuyến khích giáo viên chưa đạt chuẩn và chưa qua đào tạo theo học các lớp trung cấp, cao đẳng, đại học được mở trong và ngoài tỉnh. Nhờ đó, chất lượng và số lượng giáo viên được tăng đáng kể đáp ứng nhu cầu thành lập trường. Đến nay, toàn tỉnh đã có 5.293 cán bộ, quản lý giáo viên mầm non, tăng 854 người so với năm 2006. Trong đó giáo viên trên chuẩn có 563 người, đạt chuẩn 3.806 người, chưa đạt chuẩn giảm xuống còn 924 người, bằng 17,4%.  Chế độ, chính sách đãi ngộ cho giáo viên từng bước ổn định đảm bảo theo quy định của nhà nước. Từ năm 2007 – 2009, toàn tỉnh đã tăng 540 biên chế cho giáo viên mầm non. Giáo viên được tuyển dụng biên chế đã được hưởng đầy đủ quyền lợi, giáo viên hợp đồng mức lương tăng lên từ 800.000 – 1,8 triệu đồng/người/tháng và được tham gia các loại bảo hiểm theo quy định.

 

Về quy mô trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất được quan tâm đầu tư, phát triển cân đối, công bằng giữa các vùng, miền trong tỉnh. Nếu như năm 2006, tổng kinh phí đầu tư cho GDMN mới có trên 78 tỷ đồng thì đến năm 2009 ngân sách giáo dục chi cho GDMN đã đạt trên 166 tỉ đồng. Chi đầu tư xây dựng cơ bản trên 210 tỷ đồng. Chi mua sắm trang thiết bị gần 33 tỷ đồng. Theo đó đến nay toàn tỉnh đã có 216 trường mầm non, 100% xã, phường, thị trấn có cơ sở GDMN với 813 nhóm tuổi nhà trẻ, 1.716 lớp mẫu giáo, huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 95,96%. Riêng trẻ mẫu giáo 5 tuổi huy động 99,7%  đến trường. Về cơ sở vật chất được tăng nhanh, năm 2007 có 2.424 phòng học, trong đó xây mới 75 phòng, năm 2009 tăng lên 2.693 phòng, xây mới 325 phòng. Hầu hết các xã đã qui hoạch qui mô theo quy định chuẩn quốc gia. Số điểm trường giảm 46 điểm. Toàn tỉnh có 16 trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

 

Song song với việc nâng cao chất lượng đội ngũ, qui mô trường lớp, cơ sở vật chất, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong các nhà trường cũng có sự chuyển biến rõ nét. Trẻ khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tiếp thu kiến thức đạt mục tiêu độ tuổi. Trẻ lệ trẻ suy dinh dưỡng dưới 10%, thấp hơn so với tỉ lệ chung trong cộng đồng. Các nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với y tế, hội phụ nữ và nhà cung cấp thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và an toàn tuyệt đối tính mạng cho trẻ. Đồng thời tích cực tuyên tuyền, vận động nâng cao nhận thức cho cộng đồng, các bậc phụ huynh trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng trẻ và tăng nguồn lực đối với GDMN.

 

Sau 3 năm thực hiện đề án, GDMN trên địa bàn toàn tỉnh đã có sự khởi sắc. Tuy nhiên trên thực tế vẫn còn những địa phương triển khai thực hiện chưa đồng đều, chưa xác định đúng loại hình trường mầm non nên chế độ đãi ngộ dành cho đội ngũ nhà giáo chưa thoả đáng. Tỷ lệ giáo viên chưa đạt chuẩn còn cao, nhiều điểm trường chính thiếu diện tích, phòng chức năng, công trình phụ trợ và các thiết bị tối thiểu cho việc dạy và học. Việc chuyển đổi loại hình trường mầm non vùng KT – XH đặc biệt khó khăn sang loại hình trường mầm non công lập còn chậm…Những khó khăn, tồn tại này rất cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa của các cấp, các ngành hữu quan để GDMN phát triển tương xứng với sự nghiệp GD&ĐT chung của tỉnh. 

                                                           

 

                                                                            Hoàng Nga

 

Các tin khác

Bìa cuốn Atlat Địa lý Việt Nam thật. Thí sinh cẩn trọng tránh mua phải cuốn Atlat giả.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Nhiều học sinh Hà Nội sẽ không phải đóng học phí

Nhóm học sinh có gia đình sống ở các xã miền núi và 3 xã giữa sông sẽ không phải đóng học phí. Mức thu còn lại dự kiến từ 10.000 -209.000 đồng tùy theo các cấp học, các loại hình đào tạo công lập từ mầm non đến THPT.

Giáo sư Việt kiều được trao huân chương của Bỉ

Vua Albert II của Vương quốc Bỉ vừa có quyết định trao tặng giáo sư, tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng, Việt kiều tại Bỉ, danh hiệu Huân chương Đại Thần của Vương triều.

Hồ sơ đăng ký dự thi ĐH,CĐ 2010: Giảm mạnh!

Sáng nay 5/5, các Sở GD-ĐT khu vực phía Bắc đã bàn giao hồ sơ ĐKDT ĐH,CĐ 2010 cho các trường. Theo thống kê của các Sở số lượng hồ sơ năm nay giảm mạnh so với năm trước khoảng 20%.

Học viện Khoa học xã hội Việt Nam chính thức ra mắt

Ngày 5-5, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam đã chính thức ra mắt với sự tham gia của đông đảo các nhà khoa học, nhà quản lý và đại diện một số bộ, ngành trong cả nước.

Sinh viên mời 'luật sư' đấu với 'luật gia'

Sinh viên mời luật sư đến trường để làm việc. Vì vậy, nhà trường cũng cử vị trưởng khoa Luật ra nói chuyện.

Rà soát, bổ sung cho học sinh, sinh viên vay vốn học tập

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân vừa ký công văn gửi Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) yêu cầu rà soát lại danh sách, số lượng học sinh, sinh viên thuộc đối tượng và đủ điều kiện vay vốn, nhưng chưa được vay vốn học kỳ I năm học 2009 - 2010 để sớm giải quyết bổ sung vốn cho vay học kỳ I đối với các địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục