Khi lỗi không thuộc về các cựu sinh viên thì việc Nhà nước không cấp bằng hoặc cấp bằng không đúng với thực học của họ là không thể chấp nhận
|
NSƯT Ca Lê Hồng (Hiệu trưởng Trường Nghệ thuật –
Sân khấu II từ 1983-1991):
Tôi khẳng định vào thời điểm năm 1980, khi Trường Nghệ thuật Sân khấu (NTSK) II đề xuấtđược mởkhóađào tạo lớp đạo diễn hệ đại học thì ở phía Bắc chưa có trường đại học dành cho ngành sân khấu. Chị Tường Trân, Hiệu trưởng Trường NTSK II, đã mạnh dạn đề nghị tuyển sinh khóa đại học đạo diễn đầu tiên, lấy giáo trình từ Liên Xô để giảng dạy cho khóa đạo diễn hệ đại học đầu tiên này.
Tôi kế thừa công việc của chị Tường Trân, đề xuất Bộ Văn hóa, nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL), tiếp tục mở các khóa đào tạo hệ đại học chính quy và chuyên tu nhằm đào tạo cán bộ sư phạm cho ngành sân khấu và đào tạo thế hệ đạo diễn trẻ. Lúc đó, Bộ Văn hóa đã có văn bản chấp thuận đề nghị này.
Thực trạng các nghệ sĩ, đạo diễn đã thi đậu các khóa đào tạo bậc đại học đạo diễn sân khấu từ khóa 1 đến khóa 8, kể cả ba khóa chuyên tu đạo diễn hệ đại học, đến nay chưa được cấp bằng là lỗi thuộc về Bộ Văn hóa và Trường NTSK II. Do hoàn cảnh lịch sử, khâu tuyển sinh “đầu vào” thiếu sự thống nhất giữa hai bộ nên không có chỉ tiêu “đầu ra”, mặc dù các em được đào tạo hệ đại học với đủ các chứng chỉ, điểm số theo giáo trình giảng dạy thời đó.
Tôi cho rằng đến thời điểm này, khi Trường NTSK II ngày xưa đã được nâng cấp thành trường đại học, vấn đề cấp bằng cho các khóa đạo diễn đã tốt nghiệp bậc đại học phải được giải quyết thấu đáo.
|
NSƯT Trần Minh Ngọc (Hiệu trưởng từ năm 1991 – 2000):
Có thể đặc cách cấp bằng
Chương trình dạy và học theo hệđại họccủa các khóa đào tạo sinh viên đại học tại Trường NTSK II đã quárõ, thể hiện qua văn bản của BộVăn hóa gửi cho nhàtrường, cóchữkýcủa Thứtrưởng VũKhắc Liên, công nhận danh sách đậu lớpđại họcđạo diễn hệchính quy vàchuyên tu của 12 sinh viên.
Như vậy, các sinh viên này đã đủ chuẩn của “đầu vào”. Thế nhưng, lôi thôi ở chỗ văn bản giao chỉ tiêu của bộ ghi là hệ đại học, còn văn bản công nhận tốt nghiệp của bộ thì ghi là hệ cao đẳng.
Trong thời gian tôi làm hiệu trưởng của trường, tôi đã gặp Thứ trưởng Bộ Văn hóa- Thông tin Nguyễn Trung Kiên, giải trình và xin ý kiến về vấn đề hợp thức hóa bằng tốt nghiệp đại học sân khấu của các sinh viên này nhưng ông ấy bảo “không được lấy cái sai cũ để sửa cái sai mới”, nghĩa là không thể giải quyết khi đầu vào chưa có sự thống nhất chỉ tiêu giữa hai bộ.
Chính những quy chế này đã khiến một thế hệ đạo diễn giỏi nghề, cống hiến rất nhiều tác phẩm đang đứng ở những vị trí chủ chốt của ngành sân khấu lại không có bằng cấp.
Nói tóm lại, một đằng làm theo nhu cầu đào tạo gấp vì thiếu đạo diễn, thiếu cán bộ, một đằng lại áp dụng theo những quy chế, những chuẩn hóa đào tạo để xem xét khiến cho việc tồn đọng này kéo dài. Trên thực tế, sự liên thông đào tạo thời đó chưa có những chuẩn hóa để thống nhất.
Theo tôi, hiện nay Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TPHCM phải thực hiện vai trò hợp thức hóa việc cấp bằng cho các sinh viên của các khóa này bằng cách dựa theo chuẩn đào tạo của bậc đại học hiện nay. Nếu cần thì tổ chức học và thi bổ sung một số môn cần thiết hoặc đặc cách để cấp bằng cho họ.
|
NSND Đoàn Dũng (Hiệu trưởng từ năm 1996 – 2000):
Không nên máy móc áp dụng quy chế
Từ năm 1996 đến năm 2000, khi làm hiệu trưởng, tôi đã đề nghị liên thông đào tạo với Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội để có chỉ tiêu đầu vào, đầu ra hẳn hoi nên các khóa đại học đạo diễn thời đó, gồm 4 khóa đại học đạo diễn điện ảnh và một khóa đại học đạo diễn sân khấu, đã được cấp bằng đúng chuẩn.
Tôi không tán thành việc để quá lâu vấn đề bằng cấp của một thế hệ sinh viên dẫn đến chuyện vài cá nhân muốn học cao hơn, muốn khẳng định mình trong điều kiện hội nhập hiện nay lại không được, mà cụ thể là đạo diễn Hữu Luân bị tước bằng thạc sĩ, ảnh hưởng đến việc làm luận án tiến sĩ .
Chính cơ chế đã trói buộc nhưng vẫn có thể giải quyết một cách đơn giản nếu người ở cấp dưới không cứ phải chờ những người bề trên phán xét, ra tay giải quyết như ban ơn. Tôi không thể nào chấp nhận việc các em đã học hệ đại học, được đào tạo chính quy nhưng rồi đến nay lại nhận bằng cao đẳng.
Đúng là đất nước chúng ta có một giai đoạn “người tài không cần bằng cấp”, đạo diễn có nghề là có bằng, tác phẩm được công chúng đón nhận là sự hợp thức hóa bằng cấp của họ nhưng khi chúng ta đã vào WTO, hội nhập với thế giới thì bằng cấp quan trọng lắm. Họ không bỏ tiền để mua bằng. Đừng sửa chữa lỗi lầm bằng việc áp dụng quy chế một cách máy móc như thế!?
|
Nhà giáo Nhân dân HàQuang Văn (Hiệu trưởng từ năm 2000 – 2007):
Sửa sai không quá khó
Từ năm 2000 đến năm 2007, chúng tôiđã nhiều lần làm việc với BộVăn hóa,nay là Bộ VH-TT-DL, để tìm phương hướng giải quyết vấn đề tồn tại này. Nhưng rồi phương án giải quyết chỉ làcấp cho các bạn sinh viên giấy chứng nhận đã hoàn tất trình độ đại học. Tôi cho rằng trách nhiệm của ban giám hiệu Trường Đại học Sân khấu-Điện ảnh TPHCM rất nặng nề. Phải nhanh chóng hợp thức hóa việc cấp bằng đúng với trình độ đại học mà các em đã học.
Việc làm này phải tích cực, không để dây dưa, cần tìm ra biện pháp tối ưu nhất để chấm dứt những mâu thuẫn giữa hai đơn vị. Rõ ràng, lỗi là thiếu việc liên thông đào tạo, mà cả Trường NTSK II và Bộ Văn hóa thời đó đã xác nhận thì việc sửa sai bằng cách tiến hành quy trình hợp thức hóa cấp bằng cho các sinh viên này không phải là vấn đề gì quá khó khăn mà không thể giải quyết được. Tôi nghĩ lỗi này không thuộc về các em nên các cơ quan có trách nhiệm phải giải quyết
Theo NLĐ
Hàng năm cứ gần kỳ thi đại học, phụ huynh, học sinh cấp 3 làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương) lại tập trung về miếu thờ thần tổ Vũ Hồn để được tư vấn tuyển sinh.
Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu 35 cơ sở đào tạo không đủ điều kiện dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ (TS) trong năm 2010. Từ đây, có nhiều số liệu đáng kinh ngạc về hiện trạng đào tạo bậc TS.
Một trường đại học công lập Việt Nam tuyển sinh năm nay mà không cần quan tâm đến điểm sàn kỳ thi đại học, cao đẳng 2010.
Theo quyết định mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, có 35 trường đại học, học viện và viện nghiên cứu phải dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành từ năm trong hai năm học (2010 - 2012) do chưa đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ khoa học.
Các trường ĐH-CĐ lần lượt công bố tỷ lệ “chọi” (*). Đây là thông tin cần thiết, giúp TS biết rõ về trường/ngành mình sẽ dự thi nhưng TS cũng cần bình tĩnh vì không phải lúc nào tỷ lệ “chọi” thấp cũng dễ trúng tuyển.
Những bản làng heo hút nơi "lưng trời", thưa thớt bóng người qua lại. Con đường đến trường dài cả chục cây số, dốc núi quanh co. Cuộc sống nghèo khó, cái đói, cái rét vẫn quẩn quanh các bản làng mỗi khi vào mùa giáp hạt. Tất cả đang là những thách thức ngăn bước tới trường của học sinh vùng cao.