Tập thể cán bộ giáo viên, học sinh trường PTTH Nội trú tỉnh, luôn ghi sâu lời Bác dạy

Tập thể cán bộ giáo viên, học sinh trường PTTH Nội trú tỉnh, luôn ghi sâu lời Bác dạy"Phải: học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

(HBĐT) - Đối với các thầy cô giáo, các em học sinh trường PT DTNT tỉnh thì những ngày tháng Năm lịch sử này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đó không chỉ là những ngày ôn luyện nước rút để chuẩn bị cho một kỳ thi mới mà còn là ngày mà thầy và trò nơi đây cùng hướng tới đó là kỷ niệm 120 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

 

Dù đã qua gần 50 ,nhưng lớp học trò dưới mái trường vẫn luôn ghi nhớ lời dạy của vị Cha già dân tộc: “ Phải: học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi” trong lần Người về thăm trường năm 1962. Lời dạy ấy luôn luôn là lời động viên nhắc nhở để mỗi thầy cô giáo, mỗi em học sinh phấn đấu rèn luyện nâng cao chất lượng dạy và học, xứng đáng là cái nôi đào tạo cán bộ dân tộc thiểu số như Bác hằng kỳ vọng.

 

Theo chân những thầy cô giáo trường PT DTNT tỉnh, chúng tôi đến thăm ông Phạm Ngọc Thế, Nguyên cán bộ nhà trường, người đã trực tiếp được gặp Bác, ông Thế nhớ lại: Trường TNLĐXHCN nay là trường PTDTNT tỉnh được thành lập theo sáng kiến của Tỉnh đoàn Hoà Bình. Mục đích của trường là nhằm nâng cao trình độ văn hoá, khoa học kỹ thuật, rèn luyện tinh thần hăng say lao động cho thanh niên và bản lĩnh chính trị cho đoàn viên thanh niên các dân tộc trong tỉnh. Đồng thời tuyển chọn những đoàn viên thanh niên tốt tạo nhân lực cho  huyện và cơ sở, sau đó cho đi học ở trung ương để đào tạo những cán bộ phục vụ cho tỉnh sau này. Chính sáng kiến này đã được Tỉnh và Trung ương rất ủng hộ vì hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của địa phương. Vì vậy, Trường đã vinh dự được Bác Hồ hai lần về thăm. Lần thứ nhất vào năm 1958, khi khoá học đầu tiên của trường sau bao vất vả đã hoàn thành chương trình học tập và đang làm lễ tổng kết để trở về địa phương. Đúng lúc đó Bác đến, giản dị trong bộ quần áo nâu. Bác đã dặn chúng tôi: Cán bộ phải hết lòng với nhân dân. Hết lòng là ở chỗ: chỗ nào nhân dân cần mình thì mình đi chỗ ấy…”. Lời dạy ấy đã giúp cho lớp học trò đầu tiên của trường càng thêm quyết tâm trở về phục vụ địa phương. Lần thứ hai chúng tôi được gặp Bác là năm 1962, khi nhà trường bắt đầu chuyển sang sản xuất nông nghiệp để tự túc học tập. Bác dặn “học tập tốt là chính, lao động tốt là cơ sở để tự túc ăn học”. “Giảng dạy và học tập phải gắn liền với thực tiễn của địa phương”. Rồi Bác viết trong sổ lưu niệm của trường “ Phải học tập tốt, lao động tốt, cố gắng mãi, tiến bộ mãi”.

 

Thực hiện lời dạy của Bác, trong những năm qua, thầy và trò nhà trường không chỉ tích cực cải tiến phương pháp dạy và học để đạt được hiệu quả tốt nhất mà còn chú trọng giáo dục truyền thống tốt đẹp, đạo đức lối sống cho các em học sinh.

 

Thầy giáo Quách Đình Hải, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết: Hiện nay nhà trường đang đào tạo học sinh gồm hai hệ là hệ chất lượng cao và hệ phổ thông gồm các học sinh vùng 135 với 17 lớp, 538 học sinh. Dù học ở hệ nào thì “học thật – dạy thật” luôn là khẩu hiệu được nhà trường đề cao và được  cụ thể hóa thành phương pháp dạy học.

 

Để làm được điều đó, nhà trường đã không ngừng tạo điều kiện để đội ngũ giáo viên tự hoàn thiện mình, rèn luyện nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Hiện nay, đội ngũ giáo viên nhà trường có 42 người trong đó 100% giáo viên có trình độ đạt chuẩn, 15% có trình độ thạc sỹ. Các thầy cô giáo đã chủ động cải tiến phương pháp dạy và học, áp dụng soạn bài bằng giáo án điện tử để học sinh tiếp cận với phương pháp mới, bỏ hẳn lối học thụ động thầy đọc, trò chép. Với đặc thù là con em học sinh dân tộc thiểu số điều kiện kinh tế gia đình nhiều khó khăn cũng là một lực cản không nhỏ đối với công tác giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, các thầy cô giáo đã thường xuyên trao đổi, trò chuyện, tìm hiểu hoàn cảnh cũng như tâm tư của các em  để kịp thời động viên, chia sẻ, khích lệ các em vươn lên trong học tập. Song song với việc đẩy mạnh chất lượng giáo dục, trường còn đặc biệt quan tâm đầu tư trang bị các thiết bị dạy và học hiện đại như các thiết bị thực hành thí nghiệm, phòng học vi tính, phát động phong trào tự làm đồ dùng học tập, với những loại đồ dùng đẹp, sáng tạo được nhà trường trưng bày tại phòng truyền thống. Chính cách làm này đã kích thích các em tìm tòi, học hỏi và biết phát huy những sáng kiến giá trị.

 

Không chỉ đào tạo kiến thức văn hóa một cách thuần túy, nhà trường còn đề cao mục tiêu đào tạo kỹ năng sống, phương thức làm việc để các em học sinh ra trường thực sự là những người cán bộ, những công dân có ích cho xã hội.  “muốn vậy, trước tiên mỗi thầy cô giáo phải là một tấm gương tự học và mái trường phải thực sự trở thành một mái ấm để các em học tập và nương tựa”, thầy giáo Bùi Văn Chắp, Hiệu trưởng nhà trường tâm sự. Nhận thức rõ trách nhiệm ấy, đầu năm học, trường luôn luôn giáo dục truyền thống tốt đẹp của nhà trường để học sinh thấy rõ được trách nhiệm của mình trong phấn đấu rèn luyện. Ngoài ra, mọi việc học tập, ăn ở sinh hoạt của học sinh đều khép kín trong khuôn viên của trường, được các thầy cô theo dõi hướng dẫn và kịp thời uốn nắn.

 

Kế thừa những truyền thống tốt đẹp đó và không phụ lòng dìu dắt của các thầy cô giáo, các em học sinh ở đây đã đạt được những kết quả hết sức thuyết phục. Năm học 2008 – 2009, có 19 em đạt loại giỏi, 354 em đạt loại khá, 44 em đạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh, 1 em đạt giải học sinh giỏi Quốc gia. Tỷ lệ đỗ đại học, cao đẳng đạt 70%. Có 4 em học sinh được học lớp cảm tình Đảng. Với những thành tích đã đạt được, trường PTDTNT tỉnh được xếp thứ 2 trong hệ thống các trường PTDTNT toàn quốc. Song, quan trọng hơn nhà trường đã thực sự là chiếc nôi đào tạo học sinh trở thành cán bộ nguồn dân tộc thiểu số cho tỉnh nhà.

                                                                                              

                                                                            Đinh Hoà

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Trong miếu thờ thần Hoàng làng, bên những tấm bia tiến sĩ, học sinh, phụ huynh chăm chú nghe tư vấn tuyển sinh.

Không có tiến sĩ mà đào tạo tiến sĩ

Bộ GD-ĐT vừa yêu cầu 35 cơ sở đào tạo không đủ điều kiện dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ (TS) trong năm 2010. Từ đây, có nhiều số liệu đáng kinh ngạc về hiện trạng đào tạo bậc TS.

Trường ĐH đẳng cấp quốc tế đầu tiên đổi cách tuyển sinh

Một trường đại học công lập Việt Nam tuyển sinh năm nay mà không cần quan tâm đến điểm sàn kỳ thi đại học, cao đẳng 2010.

Dừng đào tạo tiến sĩ 101 chuyên ngành

Theo quyết định mà Bộ GD-ĐT vừa công bố, có 35 trường đại học, học viện và viện nghiên cứu phải dừng tuyển sinh đào tạo tiến sĩ ở 101 chuyên ngành từ năm trong hai năm học (2010 - 2012) do chưa đủ điều kiện về đội ngũ cán bộ khoa học.

Tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2010: Lưu ý tỷ lệ “chọi”

Các trường ĐH-CĐ lần lượt công bố tỷ lệ “chọi” (*). Đây là thông tin cần thiết, giúp TS biết rõ về trường/ngành mình sẽ dự thi nhưng TS cũng cần bình tĩnh vì không phải lúc nào tỷ lệ “chọi” thấp cũng dễ trúng tuyển.

Phát triển giáo dục vùng cao

Những bản làng heo hút nơi "lưng trời", thưa thớt bóng người qua lại. Con đường đến trường dài cả chục cây số, dốc núi quanh co. Cuộc sống nghèo khó, cái đói, cái rét vẫn quẩn quanh các bản làng mỗi khi vào mùa giáp hạt. Tất cả đang là những thách thức ngăn bước tới trường của học sinh vùng cao.

Cần đưa đạo văn vào khung

Nhân việc GS-TS T.N.T bị tố giác sử dụng một phần giáo trình nước ngoài cho giáo trình do ông chủ biên mà không dẫn nguồn, Báo NLĐ xin giới thiệu ý kiến của TS Vũ Thị Phương Anh quanh vấn đề này

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục