Những ngày gần đây, các hàng quán photo có tiếng ở Tạ Quang Bửu, Trần Khát Chân, các ngõ gần trường ĐH KHXH & NV, ĐH Sư Phạm HN... trở nên đông đúc hơn thường lệ.

150 đến 300 ngàn một bộ ba môn

Mặc dù xuất hiện nhiều thủ đoạn tinh vi quay cóp nhưng phương pháp truyền thống (phô tô thu nhỏ tài liệu) vẫn là phương pháp đầu tiên mà nhiều sĩ tử tìm đến.

Nhiều năm nay, các tuyến phố nổi tiếng là chợ phao đã trở nên e dè lui vào hoạt động bí mật nhưng những ngày gần đây trở nên sôi động bởi có cầu ắt có cung. Giới học trò vẫn rỉ tai nhau các hàng, quán có tiếng ở Tạ Quang Bửu, Trần Khát Chân, các ngõ gần trường ĐH KHXH & NV, ĐH Sư Phạm HN…

Hầu hết các quán này đều là quán phô tô chỉ khi nào có khách hàng quen hoặc sau khi thăm dò cẩn thận mới dám đưa “thượng đế” đi chọn hàng. 

Mô tả ảnh.
Nhiều sĩ tử tìm đến các quán phô tô để “cứu cánh”

Đặc biệt quán phô tô phía sau kí túc xá Đại học Quốc Gia Hà Nội còn rất cẩn thận khi cho khách xem hàng qua máy tính. Nếu khách ưng ý chủ quán mới bắt đầu cho in sau đó đóng bộ. Những tài liệu này được anh T. – chủ quán lưu vào máy tính với tên file “tài liệu mật”. Chủ quán này in thử một trang nếu khách cảm thấy ưng ý lúc này cuộc ngã giá mới bắt đầu.

Giá “phao” ở mỗi nơi mỗi khác nhau. Tuấn (một cậu bé giúp việc cho quán photo gần trường ĐH Sư phạm) rỉ tai với tôi: “Tiền nào của nấy chị ạ. “Bèo” nhất là phao ở Tạ Quang Bửu “mắc” nhất là khu vực gần trường ĐH Sư phạm HN và ĐH Quốc gia”.

Tôi đang chần chừ thì một cô bé chừng độ tuổi THPT vào, chủ quán không ngần ngại hét giá 150 nghìn/ 1 bộ gồm ba môn. Cô bé này kêu đắt thì anh chủ quán nói gần như hét: “Này, tài liệu đây đâu có phải vỏ hến đâu, muốn rẻ thì ra mấy hiệu cop y nguyên từ sách tham khảo ấy.

Đây là phần giảng của các thầy cô sư phạm có tiếng cả. Nhiều người mấy năm ra đề đại học đấy”. Cô bé này cũng cho tôi biết: “Em cũng hỏi quán kế bên đến 300 nghìn/ bộ”.

Cảnh giác cao độ

Các chủ quán đều “cảnh giác” cao độ với tất cả những người vào hỏi phao. Chiều ngày 7/8 chúng tôi có mặt tại một quán phô tô trên đường Tạ Quang Bửu trong lúc nhân viên của quán đang hối hả làm việc thì một cậu học sinh vào nói oang oang giữa quán: “Anh ơi, có bán phao khối C không làm cho em một kiểu ruột mèo hết bao nhiêu em cũng được”.

Cậu em họ cũng là học sinh THPT đi cùng tôi rỉ tai: “Hét to như thế chủ quán mà đưa ra khác gì bảo với tất cả mọi người lạy ông tôi ở bụi này”. Đúng như cậu em tôi dự đoán, ông chủ quán quát oang oang:
“Phao với chả thuyền gì ở đây. Đi đi cho người ta làm việc, đã nắng nóng lại còn quấy rầy nữa ai mà làm được”. Cậu học sinh ngẩn mặt tiu nghỉu sang quán khác. 

Mô tả ảnh.
Phao ruột mèo - một chiêu phao truyền thống của giới học trò

Tuy nhiên, một lúc sau khi vãn khách trong quán tôi lại hỏi nhỏ thì chủ quán nhìn đầy dò xét rồi trả lời: “Ở đây không có muốn lấy thì để anh về nhà lấy cho”.

Giá phao ở đây "dễ thở" hơn, chỉ 75 nghìn/ bộ, các thượng đế đã “nắm chắc trong tay đề thi năm nay”. Anh chủ quán còn chắc như đóng đinh: “Đảm bảo là đề văn năm nay đấy, anh làm bao nhiêu năm chả lẽ lại bán đồ rởm cho em. Em tìm được chỗ nào giá rẻ hơn thì đến đây anh biếu không luôn”.

Hầu hết các chủ quán đều rất cảnh giác và trả lời hiện có phao ở quán nếu muốn lấy thì để về nhà đưa ra nhưng theo cậu em tôi tiết lộ thì có nhiều cửa hàng có phao tại chỗ nhưng phải làm thế để “nắn gân” xem có đúng là khách đến mua phao hay không.

Một số quán khác cẩn thận hơn không làm sẵn phao mà nếu khách có nhu cầu thì sẽ liên hệ qua điện thoại đặt chủ quán làm. Nội dung gì, kiểu phao nào…tất cả sẽ được giao dịch qua điện thoại.

Cách này chủ quán chỉ ưu tiên những khách hàng quen hoặc được người quen giới thiệu. M.N (một nữ sinh ở Cầu Giấy) cho biết: “Cách này tốn kém hơn nhưng phao rất chất lượng. Đợt thi tốt nghiệp vừa rồi lớp em cũng có mấy bạn đặt làm. Dùng được hay không phải tùy cơ ứng biến nhưng đưa phao đặt này vào bọn em yên tâm hơn”.

                                                                                          Theo Vnn

Các tin khác


Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông

Trong tháng Tư vừa qua, Sở GD&ĐT phối hợp Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” với mục đích trang bị kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp cho học sinh THPT trên địa bàn tỉnh; phát hiện, bồi dưỡng những học sinh có đam mê trong lĩnh vực khoa học công nghệ và khơi dậy tinh thần, khát vọng khởi nghiệp trong giới trẻ.

Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục