Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo các cấp có nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, thi cử. Nhất là công tác tuyển sinh, thi cử, xét tốt nghiệp những năm gần đây có những cải tiến tích cực.
Các biểu hiện mua bằng, bán điểm; tràn lan trường chuyên, lớp chọn; phong trào "dạy thêm, học thêm"; "bệnh thành tích" trong việc đánh giá, xếp loại học sinh giỏi; sự ganh đua giữa các trường theo tỷ lệ đỗ tốt nghiệp cao ngất ngưởng... ít nhiều đã giảm. Hiện tượng học sinh, sinh viên học lệch, học tủ; đổ xô về thành phố ôn thi, công khai mua bán "phao" không còn rầm rộ như những năm trước. Ngày càng nhiều học sinh, sinh viên đỗ điểm cao bằng thực lực của bản thân. Những em này đạt kết quả cao trong thi cử là do thái độ học tập nghiêm túc, siêng năng, chuyên cần, chứ không hề tham gia các lớp ôn thi, bồi dưỡng cấp tốc.
Tuy nhiên, những bất cập và biểu hiện gian lận, tiêu cực trong tuyển sinh, thi cử vẫn còn nhức nhối ở nhiều nơi. Ðó đây, vẫn có tình trạng mua điểm, chạy điểm; gian lận, tiêu cực, vi phạm quy chế tuyển sinh, xét tuyển. Tại không ít hội đồng thi, các giám thị trông thi còn quá lơ là, dễ dãi để cho học sinh tùy tiện mang tài liệu vào phòng thi. Sau mỗi buổi thi, sân trường và ở nhiều phòng thi vẫn tràn ngập "phao" do thí sinh bỏ lại. Có trường hợp, thí sinh sử dụng thiết bị hiện đại vào việc quay cóp như liên lạc qua điện thoại di động, tai nghe, nhưng cán bộ trông thi bỏ qua, không lập biên bản. Việc thuê người thi hộ, thi kèm chưa chấm dứt. Công tác chấm thi ở các trường, các địa phương vẫn còn nhiều kẽ hở. Vẫn xảy ra những sai sót về trình tự dọc phách, ghép điểm, nhập điểm, nhiều khi để lại hậu quả nặng nề. Cá biệt, có nơi xuất hiện việc mua chuộc cán bộ chấm thi và hội đồng thi để làm sai lệch kết quả thi cử...
Ðể ngăn ngừa triệt để những biểu hiện tiêu cực trong công tác tuyển sinh, thi cử, nhất là trong kỳ tuyển sinh đại học, cao đẳng, đề nghị ngành giáo dục và đào tạo quyết liệt triển khai các biện pháp thanh tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ ở tất cả các hội đồng thi lớn, nhỏ. Bên cạnh đó, thường xuyên đổi mới, cải tiến phương pháp tuyển sinh, thi cử, nhằm đối phó với những biểu hiện gian lận trong lĩnh vực này. Xử lý thật nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm quy chế tuyển sinh, thi cử.
Theo ND
(HBĐT) - Tổng kết năm học 2009 – 2010, trường TH Yên Lạc (Yên Thuỷ) có 86% học sinh đạt học lực khá, giỏi; 102 giải học sinh giỏi viết chữ đẹp các cấp, trường tiếp tục khẳng định vững chắc vị trí là lá cờ đầu của ngành Giáo dục huyện Yên Thuỷ.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đang hoàn thiện Đề án Phát triển giáo dục cho các dân tộc rất ít người với tổng mức kinh phí thực hiện đề án dự kiến là hơn 239 tỷ đồng.
Hoàn tất cả 3 môn đại học vào ngày 5/7, thí sinh Hiếu, thi tại Hội đồng thi Đại học Nha Trang, bị phát hiện chỉ mới học lớp 11.
Trưa nay, Bộ Giáo dục đã công bố đáp án 3 môn Toán, Lý, Hóa. Sau hai ngày thi, cả nước có 104 thí sinh vi phạm kỷ luật trong đó có 81 em bị đình chỉ, tương đương năm 2009.
(HBĐT) - Những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục của huyện Kim Bôi đã có những chuyển biến tích cực, góp phần làm chuyển biến nhận thức của các tầng lớp nhân dân về nâng cao chất lượng giáo dục của huyện.
“Đề thi không quá dài, lượng kiến thức bao phủ toàn bộ chương trình phổ thông. Tỷ lệ lý thuyết nhiều hơn bài tập nhưng có nhiều câu hỏi “đánh đố” làm thí sinh dễ nhầm lẫn” - nhận định của một giảng viên Hóa của Trường ĐH Khoa học tự nhiên - ĐH QGHN.