Tìm cho con một ngôi trường tốt luôn là niềm mong mỏi của các bậc cha mẹ. Tại những thành phố lớn, mong muốn này được hiện thực hóa bằng những ngôi trường quốc tế, chất lượng vượt trội. Còn những phụ huynh ở ngoại ô, nông thôn, thì sao?

Phụ huynh nào cũng mong muốn con mình được học trong ngôi trường tốt nhất.
 
Thành phố đua tranh, nông thôn mong ngóng

Vợ chồng anh Khoa, chị Linh ( phường Quan Hoa, Cầu Giấy, Hà Nội) cả tuần nay chỉ tập trung vào việc tìm trường quốc tế tốt nhất cho cậu con trai mới lên 3. Anh Khoa cho biết: “Lúc đầu, vợ chồng tôi cũng chỉ định gửi con vào trường mẫu giáo gần nhà. Nhưng sau tôi thấy ở trường mầm non quốc tế, các cháu được chăm sóc chu đáo, dạy dỗ, phát triển toàn diện. Vào lớp 1 là đã đọc, viết tiếng Việt tốt, ngoài ra còn có thể giao tiếp đơn giản bằng tiếng Anh, phong thái tự tin nên hai vợ chồng quyết định gửi con vào một ngôi trường như thế”.

Mức học phí của trường mầm non quốc tế tại Hà Nội hiện nay dao động trong khoảng 200-300 USD/tháng. Ở những khu vực kinh tế phát triển, nhiều gia đình không thiếu tiền, chỉ thiếu chỗ học tốt cho con do vậy, dù mức học phí khá cao nhưng để con “chắc suất” trong ngôi trường mong muốn, các bậc cha mẹ phải tốn không ít công sức.

Kết quả khảo sát gần đây cho thấy số lượng trường quốc tế trên địa bàn thành phố Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu học tập của học sinh thủ đô. Điều này một phần chứng minh nhu cầu về giáo dục, đào tạo tại đô thị ngày càng tăng nhưng mặt khác, cũng dự báo sự chênh lệch về chất lượng đào tạo giữa khu vực được tập trung đầu tư phát triển giáo dục (các thành phố, khu đô thị) với những khu vực khác (ngoại ô, nông thôn).

Chị Nguyễn Thị Mai (phường Định Trung, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) hiện làm công nhân, thu nhập hàng tháng của vợ chồng anh chị khoảng 5 triệu. Nghe cô con gái nói muốn thi vào trường cấp 3 Chuyên ngữ tại Hà Nội, chị Mai thổ lộ: “Thấy cháu háo hức, quyết tâm, tôi lại đâm lo lắng. Ngoài khoản học phí mỗi tháng, con học xa, còn bao nhiêu chi phí phát sinh nữa. Rồi nghe cháu so sánh các bạn ở Hà Nội còn được vào học trường quốc tế, được đi du học, vợ chồng tôi không khỏi chạnh lòng…”.
 
Với những bậc phụ huynh như chị Mai cũng như phần lớn các gia đình kinh tế khó khăn ở nông thôn, nguyện vọng được học tại những trường chuyên, chất lượng cao, trường quốc tế “như trong phim” của các con là ước muốn xa vời, vượt sức bố mẹ.

Nghị định 69 của Chính phủ ưu tiên giáo dục

Trước thực trạng chênh lệch chất lượng đào tạo giáo dục giữa các khu vực kinh tế, nghị định 69 của chính phủ ban hành ngày 30/5/2008 đã kịp thời đưa ra những chính sách khuyến khích các hoạt động xã hội hóa, trong đó có giáo dục.

Theo đó, các nhà đầu tư giáo dục sẽ được hưởng ưu đãi của Nhà nước và địa phương về mức hỗ trợ bồi thường đất, mức thuế… Điều này cho thấy sự chỉ đạo kịp thời của chính phủ nhằm thu hút đầu tư giáo dục tại tất cả các địa phương, kéo gần hơn khoảng cách giữa nông thôn và đô thị, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu dạy và học ngày càng cao ở hầu hết các tỉnh thành trên cả nước.

Tuy nhiên, điểm khó cho các nhà đầu tư là làm sao xây dựng được những ngôi trường chuẩn quốc tế như mong muốn của phụ huynh, học sinh: chất lượng đào tạo tốt, mức học phí “vừa phải”; vừa đảm bảo kinh doanh mà không… “lỗ”. Đây cũng là thử thách khiến ít có doanh nghiệp nào dám mạo hiểm đi đầu.
 
Mô hình trường quốc tế đa cấp Uniscampus sẽ được xây dựng tại Vĩnh Phúc.

Với thực tế đó, Vĩnh Phúc hiện đang nổi lên là một trong những tỉnh đi đầu, thu hút hoạt động đầu tư giáo dục mạnh mẽ. Dự án trường quốc tế đa cấp Uniscampus do Công ty cổ phần tập đoàn giáo dục UNET đầu tư xây dựng trên địa bàn phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc đang tạo được tiếng vang trong dư luận với nhiều điểm đáng lưu ý.

Rộng 15ha, được xây dựng như một trung tâm đào tạo, giáo dục hiện đại nhất hiện nay, đáp ứng nhu cầu của khoảng 1975 học sinh nội - ngoại trú, Uniscampus được kỳ vọng sẽ trở thành mô hình đào tạo giáo dục hàng đầu Việt Nam, đạt chuẩn quốc tế.

Đặc biệt, đây là trường quốc tế đầu tiên đưa ra những chính sách khuyến học, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn, con em các gia đình chính sách vượt khó học giỏi. Cụ thể, con em các hộ nghèo, học giỏi sẽ được trường hỗ trợ toàn bộ học phí; con em các gia đình có mức thu nhập trung bình ở địa phương có nguyện vọng học tại trường cũng được nhà trường kết hợp với ngân hàng cho vay toàn bộ chi phí học tập.

Quy mô và chất lượng đào tạo của Uniscampus cũng như những chính sách khuyến học của trường hứa hẹn khởi đầu một mô hình giáo dục đào tạo mới phù hợp với thực tế phát triển ở hầu hết địa phương, đặc biệt là các khu vực ngoại ô, nông thôn. Chính thức hoạt động từ năm 2013, Uniscampus đang vẽ nên một tương lai đẹp cho các học trò vùng ngoại ô.

                                                                                        Theo Dantri

Các tin khác

Thí sinh dự thi vào Trường Cao đẳng Kỹ thuật Cao Thắng xem sơ đồ phòng thi.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Tám SV Việt Nam nhận học bổng Singapore

Năm nay, tám sinh viên Việt Nam, trong đó có bốn sinh viên ở Hà Nội và bốn sinh viên ở TP Hồ Chí Minh được trao học bổng Singapore, nâng tổng số sinh viên Việt Nam được nhận học bổng này lên 163 người

Mai Châu chăm lo công tác giáo dục dân tộc

(HBĐT) - Với sự nỗ lực của nhân dân, sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, huyện Mai Châu đã từng bước vươn lên, đạt được những kết quả khích lệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện luôn có những chính sách phát triển bền vững.

50 cán bộ tham gia lớp bồi dưỡng quản lý HTX

(HBĐT) - Ngày 13/7/2010, Liên minh HTX tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng cho 50 cán bộ quản lý HTX với 3 chức danh chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát của các HTX phi nông nghiệp thuộc 3 huyện Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi.

Tỷ lệ “chọi” của nhiều trường CĐ cao hơn ĐH

Ngày mai, thí sinh (TS) dự thi vào các trường CĐ sẽ bước vào ngày thi đầu tiên.

Bộ trưởng GD yêu cầu trông giữ 'dế' cho thí sinh

Xử lý nghiêm tất cả các trường hợp cán bộ và thí sinh vi phạm quy chế, đặc biệt là cán bộ coi thi, thí sinh mang theo "dế" vào trong phòng thi.

Giáo dục Lương Sơn: Khơi dậy những điển hình hay từ cơ sở

(HBĐT) - Từ những kinh nghiệm trong việc khắc phục một số mặt hạn chế trước đây về đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; phong trào thi đua “ dạy tốt-học tốt”…, chất lượng giáo dục của huyện Lương Sơn đã tạo được sự chuyển biến mới.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục