Vì sao một học sinh trường chuyên như Trịnh Công Sỹ phải tìm đến cái chết (Tuổi Trẻ 15-7)? Áp lực ở trường chuyên lớn đến mức nào? Chúng tôi đã gặp các học sinh lớp 12 chuyên toán Trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi) để tìm hiểu rõ hơn việc sinh sống và học tập của họ.
Thí sinh căng thẳng trước giờ thi ĐH đợt 2 kỳ thi tuyển sinh 2010 ở TP.HCM - Ảnh: MINH ĐỨC |
Phải thi đỗ ĐH
Theo Lê Nguyên Khánh, khi lựa chọn thi vào Trường chuyên Lê Khiết với tỉ lệ chọi lúc đó 1/11 dã là một thử thách không nhỏ. Khánh kể cuộc thi vào trường cũng cam go không khác gì thi ĐH vừa qua.
Lớp học chọn được 35 học sinh, khi đã vào lớp học rồi đa số các bạn đều có tâm lý luôn muốn khẳng định mình và không muốn thua kém bạn bè. Trong những lần kiểm tra trên lớp có bạn điểm thấp hơn một chút là đã buồn.
Luôn là học sinh giỏi của trường nên Khánh có một lịch học rất dày đặc: buổi sáng từ thứ hai đến thứ bảy học trên trường, sau đó về nhà, từ 15g30-19g là suất học thêm của bốn môn toán, lý, hóa, tiếng Anh.
“Tụi em học thêm từ thứ hai đến chủ nhật và phải “chạy sô”, có buổi phải học hai môn liên tiếp tại nhà hai giáo viên ở hai nơi khác nhau. Nhiều buổi phải ăn thêm trên đường, còn không thì nhịn đói đến hơn 19g về nhà mới được ăn. Sau khi ăn uống xong, học đến 23g đêm” - Khánh kể.
Không chỉ lịch học dày đặc, do nhà Khánh ở huyện Tư Nghĩa nên cuối tuần thường phải về nhà với gia đình. Vì thế lịch về thăm nhà cũng rất sít sao, thường là chiều thứ bảy về nhà đến sáng chủ nhật lại lên trường. Do thời gian hạn hẹp nên thường có cảm giác nhớ nhà.
Còn thời gian chơi, Khánh cho biết do tất cả các buổi chiều đều học thêm nên giải trí chủ yếu là xem tivi, còn khi nào học thêm một môn về sớm thì tranh thủ đá banh. Khánh nói thêm: “Trước mỗi kỳ học, giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp thường họp lại để đề ra chỉ tiêu học tập cho cả lớp. Chỉ tiêu này căn cứ vào những kỳ học hoặc năm học trước để đưa ra cho tất cả các bạn cùng phấn đấu”.
Khánh đúc kết: “Tụi em học thêm nhiều cũng vì mục tiêu thi ĐH cho đỗ”. Sau sự kiện bạn Trịnh Công Sỹ, Khánh chia sẻ may mắn của mình chính là có người mẹ làm giáo viên luôn bên cạnh động viên, an ủi.
Áp lực từ... hàng xóm
Ngay từ khi bước vào lớp 10 chuyên toán, Nguyễn Quốc Cường đã phải chịu áp lực học thật giỏi. Bởi đây là lớp chuyên toán duy nhất của trường, hầu hết các bạn trong lớp đều là học sinh xuất sắc được tuyển chọn từ các trường THCS trong tỉnh.
Ngoài áp lực ở lớp, Cường còn phải chịu áp lực ở gia đình. Mặc dù ba mẹ không đề ra yêu cầu phải học thật giỏi, nhưng Cường nghĩ nếu học không thật giỏi sẽ làm ba mẹ buồn, ngoài ra còn hàng xóm, nội ngoại... Đây là những áp lực lớn để Cường phải ra sức học.
Cường cũng cho biết cậu là con thứ hai trong gia đình, trên Cường có người anh trai. Người anh này là một học sinh xuất sắc trong 12 năm học và hiện đang học năm thứ tư khoa cơ - điện tử ĐH Bách khoa TP.HCM. Vì vậy Cường cho rằng mình cũng chịu áp lực từ người anh.
Anh chị cũng là áp lực
Là người luôn dẫn đầu lớp trong ba năm liền, Nguyễn Lê Xuân Hùng cũng chịu không ít áp lực trong việc học. Hùng tâm sự: “Không phải riêng em mà cả lớp chuyên toán đều có áp lực rất nặng trong học tập. Phần lớn các bạn đều cho rằng lớp chuyên thì thành tích học tập phải hơn các lớp khác. Bởi lớp chuyên toán là niềm vinh dự không chỉ của thầy cô chủ nhiệm mà của toàn trường. Thứ nhì là ngay trong lớp bạn nào cũng muốn học thật tốt, không muốn thua điểm ai. Thứ ba là áp lực gia đình. Hai chị đầu của em hiện đang học ĐH, một chị học ĐH y vừa ra trường, một chị học năm thứ 3 ĐH Kinh tế TP.HCM”.
Ngay trong việc học, bản thân Hùng cũng “ganh đua” với hai chị của mình, không thể để thua các chị.
Theo Báo Tuoitre
Vừa kết thúc kỳ thi tuyển sinh ĐH năm 2010, dư luận cho rằng với 23% (trong tổng số gần 1,9 triệu hồ sơ) bỏ thi ĐH đã đem lại cho ngành giáo dục hơn 18 tỷ đồng. Trong khi đó, dù lệ phí hồ sơ, phí dự thi tăng lên 80.000 đồng/thí sinh, tỷ lệ thí sinh dự thi tăng nhưng các trường tổ chức thi vẫn tiếp tục bù lỗ. Tuy nhiên, vấn đề không chỉ là chuyện… lỗ.
Từng là những ngành thế mạnh và làm nên “tên tuổi” của các trường, nhưng đến nay, nhiều ngành đã tỏ ra thất thế. Không những thế, có những ngành còn trở thành “gánh nặng” cho các trường.
Năm nay, tám sinh viên Việt Nam, trong đó có bốn sinh viên ở Hà Nội và bốn sinh viên ở TP Hồ Chí Minh được trao học bổng Singapore, nâng tổng số sinh viên Việt Nam được nhận học bổng này lên 163 người
(HBĐT) - Với sự nỗ lực của nhân dân, sự hỗ trợ của Nhà nước, những năm qua, huyện Mai Châu đã từng bước vươn lên, đạt được những kết quả khích lệ trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo con em các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện luôn có những chính sách phát triển bền vững.
(HBĐT) - Ngày 13/7/2010, Liên minh HTX tỉnh tổ chức khai giảng lớp bồi dưỡng cho 50 cán bộ quản lý HTX với 3 chức danh chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, trưởng ban kiểm soát của các HTX phi nông nghiệp thuộc 3 huyện Cao Phong, Tân Lạc, Kim Bôi.
Ngày mai, thí sinh (TS) dự thi vào các trường CĐ sẽ bước vào ngày thi đầu tiên.