Theo khảo sát của Báo Người Lao Động, việc học hè, dạy trước chương trình đã diễn ra ở hầu hết các trường tại TPHCM mặc dù Sở GD-ĐT cấm dạy hè đến trước ngày 16-8
Bà Trần Thị Thúy Vĩnh, Hiệu trưởng Trường THPT tư thục Ngô Thời Nhiệm (quận 9), cho biết từ giữa tháng 6, trường đã tổ chức học hè. Học sinh các lớp giữa cấp được ôn tập những kiến thức cũ đồng thời giới thiệu chương trình mới có liên quan. Riêng học sinh khối 12 được học chương trình mới. Không riêng gì trường này, nhiều trường THPT khác cũng đã dạy trước chương trình cho học sinh.
Tăng tiết, kết thúc môn học
Theo bà Vĩnh, học sinh khối lớp 12 của trường bắt buộc phải học hè từ ngày 17-6 đến 7-8, sau đó nghỉ đến ngày khai giảng 4-9. Trong thời gian học hè, học sinh được học chương trình lớp 12 đối với tất cả các môn, trong đó một số môn như công nghệ, giáo dục công dân, tin học... được tổ chức tăng tiết.
Kế hoạch tăng tiết một số môn nhằm mục đích sớm kết thúc chương trình để có nhiều thời gian cho các môn học khác. Theo kế hoạch của trường, các môn như công nghệ, tin học sẽ kết thúc luôn trong hè, môn giáo dục công dân sẽ kết thúc trong học kỳ 1.
Không kết thúc chương trình sớm như Trường THPT Ngô Thời Nhiệm nhưng Trường THPT Thái Bình (quận Tân Bình) cũng đã tổ chức dạy chương trình mới cho học sinh.
Bà Lê Thúy Hòa, hiệu trưởng nhà trường, cho biết học sinh của trường đã bắt đầu vào chương trình mới từ ngày 15-7 và sẽ học đến ngày 15-8, sau đó nghỉ cho đến ngày khai giảng học tiếp.
Những khuôn mặt mệt mỏi của học sinh sau giờ học thêm tại Trường Tiểu học Trần Hưng Đạo (quận 1-TPHCM). Ảnh: TẤN THẠNH
Tại Trường THPT Thanh Bình (quận Tân Bình), học sinh cũng đã phải học hè. Ông Lê Văn Linh, hiệu trưởng nhà trường, cho biết trong thời gian này, nhà trường ôn tập chương trình cũ đồng thời giới thiệu chương trình mới có liên quan.
Tại Trường THPT Lý Tự Trọng (quận Tân Bình), nhiều phụ huynh cho biết cuối năm học 2009-2010, trường đã thông báo bắt buộc học sinh khối 11 lên 12 phải học hè từ ngày 19-7 đối với các môn văn, toán, lý, hóa, Anh văn, sinh, sử, địa.
Theo khảo sát của Báo Người Lao Động, việc học hè, dạy trước chương trình đã diễn ra ở hầu hết các trường tại TPHCM mặc cho quy định của Sở GD-ĐT là từ ngày 16-8 các trường mới được tổ chức dạy và cũng chỉ dạy phụ đạo cho học sinh yếu kém.
Quy định cứng nhắc?
Hiệu trưởng các trường THPT đang “xé rào” để dạy hè, dạy thêm đều cho rằng lý do chính là vì chương trình THPT, đặc biệt chương trình lớp 12 rất nặng, học sinh rất vất vả chạy đua với chương trình nên việc tranh thủ dạy trong hè chính là để giảm áp lực. |
Hầu hết các trường đã tổ chức dạy hè, dạy trước chương trình cho học sinh đều cho rằng Sở GD-ĐT TPHCM quy định đến ngày 16-8 mới dạy hè là cứng nhắc.
Theo bà Trần Thị Thúy Vĩnh, đối với các trường ngoài công lập, hiện đầu vào còn yếu hơn so với trường công lập nên dạy trước chương trình cho học sinh là cần thiết.
Ngoài ra, học sinh khối lớp 12 cần nhiều thời gian để học vì phía trước là kỳ thi tốt nghiệp THPT và thi tuyển sinh ĐH, CĐ, tất cả đều ảnh hưởng đến tương lai của các em.
Theo bà Vĩnh, quy định đến ngày 16-8, các trường mới được dạy chỉ phù hợp với các khối lớp khác chứ không phù hợp với học sinh khối 12.
Trong khi đó, việc dạy trước chương trình cho học sinh trong thời gian hè được lãnh đạo Trường THPT Thái Bình giải thích là do trong năm học, trường tổ chức nhiều kỳ nghỉ dài hơn so với quy định chung của Sở GD-ĐT.
Bà Lê Thúy Hòa cho rằng nếu để học sinh nghỉ suốt cả 3 tháng hè, sau đó vào năm học lại chạy đua với chương trình là không phù hợp. Với học sinh Trường THPT Thái Bình, học sinh vào học sớm hơn nhưng trong năm học thì có đến 4 kỳ nghỉ, mỗi kỳ từ 10 ngày đến nửa tháng, điều đó sẽ tạo sự thoải mái cho học sinh. Ngoài ra, do được kéo dãn thời gian nên học sinh được tham gia các hoạt động văn, thể, mỹ, được học các kỹ năng sống.
Hà Nội: Muốn học hè phải xin?
Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Hiếu cho biết khi kết thúc năm học, sở đã yêu cầu các trường học không được ép buộc học sinh học thêm trong dịp hè dưới bất kỳ hình thức nào.
Việc tổ chức ôn tập văn hóa trong dịp hè sẽ chỉ được triển khai từ ngày 12-7 trên cơ sở tự nguyện; nghiêm cấm dạy trước chương trình của năm học 2010 – 2011; tuyệt đối không tổ chức ôn tập, luyện thi, thi, kiểm tra (có thu tiền) để xếp chọn học sinh vào lớp chọn, lớp phân ban đối với các lớp tuyển sinh đầu cấp.
Theo ghi nhận của phóng viên Báo NLĐ, rất nhiều trường học trên địa bàn đã tổ chức học hè cho học sinh từ giữa tháng 7. Tất cả học sinh muốn học hè, phụ huynh đều phải làm đơn xin học. Nhiều ý kiến cho rằng đây chỉ là cách để các trường hợp thức hóa việc tổ chức học hè. |
Theo NLĐ
Trên trang web của GS Nguyễn Văn Tuấn (hiện công tác tại trường y thuộc ĐH New South Wales - Úc) vừa có bài viết nhận xét về những sai sót trong đề thi ĐH môn tiếng Anh năm nay.
Lâu nay có tình trạng phổ biến là trong các phiên họp HĐND địa phương, con số tỉ lệ học sinh tốt nghiệp thường được đưa ra làm thước đo chất lượng giáo dục.
Chưa có kết quả thi đại học nhưng một học sinh đã tự tử chỉ vì làm bài không tốt. Những năm gần đây, mỗi khi có kết quả thi Đại học lại có một số học sinh thi trượt tìm đến cái chết. Thực trạng đó khiến Giáo sư Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu Đông Nam Á suy tư nhiều và tìm cách lý giải gốc rễ của vấn đề.
Với phương thức thi “3 chung”, các trường CĐ giảm được nhiều gánh nặng, nhất là khâu ra đề thi. Tuy nhiên, sự tồn tại của hình thức thi này cũng khiến nhiều trường CĐ "long đong" ngay cả trong khâu xét tuyển lẫn trong khâu gọi thí sinh nhập học.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, Trường Chính trị tỉnh đã tổ chức được 16 lớp bồi dưỡng lý luận chính trị và bồi dưỡng theo chuyên đề, với tổng số 1.087 học viên.
Cho đến ngày hôm qua, đa số các trường ĐH đã bước vào giai đoạn cao điểm chấm thi. Nhìn chung, điểm thi năm nay thấp hơn năm ngoái, nhất là các trường tốp trung bình trở xuống.