Lâu nay có tình trạng phổ biến là trong các phiên họp HĐND địa phương, con số tỉ lệ học sinh tốt nghiệp thường được đưa ra làm thước đo chất lượng giáo dục.

Tỉ lệ đậu thấp - ngành giáo dục có vấn đề, cần phải được mổ xẻ, thậm chí cần có ai đó nhận trách nhiệm; tỉ lệ đậu cao - chất lượng giáo dục tốt, ngành giáo dục có thành tích, địa phương có thành tích.

Đạt tỉ lệ đậu cao đến mức bất thường so với năm qua cũng… cứ tốt. Cách nhìn nhận vấn đề kiểu như vậy vừa không khoa học vừa tạo áp lực rất lớn lên cán bộ quản lý giáo dục.

Không khoa học ở chỗ chất lượng giáo dục xét theo đúng nghĩa của nó không chỉ được đo qua điểm số, càng không phải là điểm số các môn được chọn ra để thi. Chất lượng về tư cách đạo đức, về làm người đâu hề được đo đếm qua kỳ thi, có chăng chỉ là một cách phiến diện qua việc thí sinh có thực hiện nội quy thi cử hay không. Điểm số cao thấp mà thí sinh đạt qua một kỳ thi tốt nghiệp hoàn toàn không thể là căn cứ để dự báo khoa học được là sau này ra đời, em đó có thành công dân lương thiện hay không, yêu nước hay không, sống có ích cho cộng đồng xã hội và thân thiện với môi trường thiên nhiên hay không, có thành đạt hay không…

Nếu hiểu hẹp khái niệm chất lượng giáo dục là chất lượng kiến thức văn hóa phổ thông thôi thì kỳ thi tốt nghiệp với sáu môn thi cũng chưa làm thước đo được. Do đó,  đánh đồng tỉ lệ tốt nghiệp phổ thông với chất lượng giáo dục là một quan niệm sai lầm cần sớm được thay đổi. Ai từng công tác trong ngành giáo dục đều biết có nhiều phương cách “tối” để đạt tỉ lệ tốt nghiệp “sáng”. Không ít cán bộ quản lý giáo dục đã không đứng vững nổi trước áp lực phải có tỉ lệ tốt nghiệp cao mà đành chỉ đạo ra đề phù hợp với “trình độ chung” (chứ không phải theo yêu cầu của chương trình!), chỉ đạo coi thi “dễ dễ một chút”, chấm thi “nới tay một chút”  hay lo xa hơn thì chuyển trước học sinh yếu qua thi hệ khác coi thi dễ hơn…

Những cán bộ nào trung thực và có bản lĩnh, không thực hiện các thủ đoạn trên mà đi theo con đường thực chất là lo nâng cao chất lượng dạy và học thì phải chấp nhận sự chuyển biến rất chậm chạp trong một số năm, thậm chí phải lùi “một bước” để rồi tiến “hai bước”. Lãnh đạo nào hiểu chiến lược này thì sẽ ủng hộ loại cán bộ có bản lĩnh đó. Còn nếu lãnh đạo tỉnh mà cứ so đo tại sao tỉnh khác người ta nâng tỉ lệ tốt nghiệp lên vài chục phần trăm ngay sau một năm trong khi tỉnh mình vẫn “giẫm chân tại chỗ”, lãnh đạo ấy sẽ chạy theo lợi ích trước mắt, tiếng tăm trước mắt mà quên lợi ích thực chất, tiếng tăm lâu dài để không tin dùng cán bộ quản lý giáo dục trung thực, có bản lĩnh.

Không lâu nữa thôi, xã hội có dịp kiểm chứng lại kết quả thi tốt nghiệp 2010 để hiểu đâu là thực chất - đó là phân tích tỉ lệ thí sinh thi đại học đạt dưới 6 điểm cho ba môn thi theo từng tỉnh. Đề thi đại học tuy có mục tiêu khác với thi tốt nghiệp nhưng luôn bảo đảm môn nào cũng có vài ba câu “thả” cho học sinh trung bình làm được, nghĩa là kiếm được khoảng 2 điểm cho mỗi môn thi.

Không làm nổi câu nào trong một bài thi, thậm chí để bị điểm 0 cho cả ba môn thi thì có đến 99% khả năng đó là học sinh không đáng tốt nghiệp phổ thông. Bộ GD-ĐT cứ chiếu tỉ lệ đạt dưới 6 điểm của thí sinh từng tỉnh mà xếp hạng rồi đối chiếu với bảng tổng sắp trong kỳ tốt nghiệp vừa qua để đánh giá độ tin cậy của kết quả tốt nghiệp mỗi tỉnh.

Bộ làm cho tỉnh, tỉnh làm cho trường. Cần công bố công khai tỉ lệ thí sinh đạt dưới 6 điểm của từng địa phương, từng trường cho xã hội được biết. Làm như vậy sẽ  giúp người dân thấy đâu là trình độ thật của con em mình, giúp lãnh đạo tỉnh nhận ra chân giá trị của cán bộ quản lý giáo dục địa phương mình.

Và cũng xin đừng quên một điều: tỉnh nào có tỉ lệ tốt nghiệp cao mà không đúng thực chất, tỉnh đó đang đứng ngoài cuộc vận động “hai không”.

                                                                                Theo Báo Tuoitre

Các tin khác

Giáo sư Phạm Đức Dương.
Không có hình ảnh
Trường chính trị tỉnh thường xuyên phối hợp với các trường CĐ, ĐH trong cả nước tổ chức đào tạo nhiều chuyên ngành mới nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Chấm thi môn Toán tại trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc  giaTP.HCM)

Gặp gỡ Blois 2010:Vật lý hạt và vũ trụ học - những kết quả đầu tiên của LHC

Gặp gỡ Blois lần thứ 22 diễn ra từ ngày 15 đến 20-7-2010 trong Lâu đài Blois, lâu đài hoàng gia xưa nằm trên đỉnh đồi giữa trung tâm đô thị cổ Blois, thành phố kêt nghĩa với cố đô Huế của Việt Nam ta. Cũng như Huế trải rộng dọc đôi bờ sông Hương êm đềm thơ mộng, Blois nép mình bên sông Loire, giữa một thung lũng cho đến nay vẫn còn giữ được vẻ đẹp nguyên sơ hoang dã, nơi có nhiều toà lâu đài đế vương, công hầu nguy nga, lộng lẫy được xây cất vào thời Trung đại và thời Phục hưng. Cũng như cố đô Huế, thung lũng sông Loire được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá thế giới.

Việt Nam giành 3 huy chương tại Olympic Sinh học quốc tế

Thông tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, tại kỳ thi Olimpiad Sinh học lần thứ 21 tại Changwon, Hàn Quốc có 59 nước tham gia trực tiếp với 233 thí sinh. Kết quả đoàn Việt Nam có 3 học sinh giành huy chương.

Từ 1/9/2010: Tất cả các trường ĐH Dân lập phải chuyển sang Tư thục

Ngày 16/7, Bộ GD-ĐT ban hành thông tư quy định nội dung, trình tự, thủ tục chuyển đổi loại hình trường đại học dân lập sang loại hình trường đại học tư thục. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/9/2010.

Năm 2015, trẻ 5 tuổi cả nước đến trường mầm non

Hiệu trưởng trường mầm non sẽ làm phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục cấp xã, phường để thực hiện phổ cập trẻ 5 tuổi đến 2015.

Thực hư lời từ chức của Giám đốc Sở GD-ĐT Bình Dương

Trước phiên họp HĐND, Tỉnh ủy Bình Dương vẫn đánh giá cao cách làm việc của Giám đốc Sở GD-ĐT Dương Xuân Phương. Tuy nhiên khi ra diễn đàn, ông đã gặp nhiều chất vấn nóng và buột miệng nói lời từ chức. Sau sự kiện này, người đứng đầu ngành giáo dục của một địa phương có nền kinh tế thuộc diện năng động nhất nước từ chối giải thích tiếp câu chuyện lời từ chức của mình.

Osin cũng phải biết tiếng Anh

Mặc dù tiêu chuẩn tiếng Anh luôn được đặt lên hàng đầu, song trên thực tế trình độ tiếng Anh của ôsin người Trung Quốc rất tệ và chỉ khoảng 15% có trình độ đại học.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục