Trên cơ sở nguyện vọng của người dân tộc thiểu số (DTTS)và điều kiện tổ chức dạy học tiếng DTTS của địa phương, UBND cấp tỉnh sẽ đề nghị Bộ GD&ĐT về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Đây là một nội dung tại Nghị định số 82/2010/NĐ-CP ngày 15/7/2010 quy định việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên.
Theo Nghị định này, việc tổ chức dạy học phải đảm bảo 5 điều kiện, đó là: Người dân tộc thiểu số có nguyện vọng, nhu cầu học tiếng dân tộc thiểu số; Bộ chữ tiếng dân tộc thiểu số được dạy và học trong nhà trường phải là bộ chữ cổ truyền được cộng đồng sử dụng, được cơ quan chuyên môn xác định hoặc bộ chữ đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn; Chương trình và sách giáo khoa tiếng dân tộc thiểu số được biên soạn và thẩm định theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT; Giáo viên dạy tiếng dân tộc thiếu số đạt trình độ chuẩn đào tạo của cấp học tương ứng, được đào tạo dạy tiếng dân tộc thiểu số tại các trường cao đẳng, đại học sư phạm, khoa sư phạm; Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học tiếng dân tộc thiểu số theo quy định của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Người học được Nhà nước đảm bảo sách giáo khoa, tài liệu tham khảo tiếng dân tộc thiểu số phù hợp với từng đối tượng. Người học là cán bộ, công chức, viên chức được hưởng chế độ đào tạo, bồi dưỡng của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước theo quy định.
Hàng năm, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được giao nhiệm vụ dạy tiếng DTTS, được giao thêm biên chế giáo viên tương ứng với số tiết dạy tiếng dân tộc thiểu số theo quy định.
Giáo viên giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số sẽ được hưởng phụ cấp trách nhiệm công việc bằng 0,3 so với mức lương tối thiểu chung. Không áp dụng chế độ phụ cấp này đối với những người đã được hưởng phụ cấp trách nhiệm theo quy định tại Điều 13 Nghị định 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006.
Được biết, năm học 2008-2009, cả nước có 17 tỉnh, thành phố thực hiện việc dạy học tiếng DTTS trong trường phổ thông và có 1.223 giáo viên dạy tiếng DTTS, hầu hết đều là người DTTS.
Theo GDTĐ
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD-ÐT) ngày 25-7 cho biết: Chung quanh phản ánh của dư luận về đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hóa học (khối A, B), Bộ GD-ÐT đã yêu cầu Ban đề thi môn Hóa học, tiếp thu và giải trình, đồng thời tham khảo ý kiến các chuyên gia và có ý kiến như sau: Theo ý kiến của Ban đề thi và các chuyên gia, về mặt khoa học, đáp án của câu 52, mã đề 516 (và câu có nội dung này thuộc các mã đề khác) của đề thi tuyển sinh cao đẳng môn Hóa học vẫn còn những điểm chưa thống nhất. Ðể bảo đảm quyền lợi của thí sinh, Bộ GD-ÐT quyết định bỏ câu này trong đề thi và số điểm của câu này (0,2 điểm) được chia đều cho các câu còn lại.
Vấn đề là cùng với dạy văn hóa thì nên có nhiều hoạt động văn thể mỹ. PGS Văn Như Cương cho biết quan điểm của ông sau khi Báo Người Lao Động thông tin về tình trạng dạy hè tràn lan như hiện nay
(HBĐT) - Hiện nay, toàn huyện Tân Lạc có 76 trường mầm non, TH, THCS, PTCS, THCS, THPT, TT GDTX với tổng số 720 phòng học.
Bộ GD-ĐT vừa có văn bản hướng dẫn một số nội dung về văn bằng, chứng chỉ của giáo dục đại học và trung cấp chuyên nghiệp. Theo đó, bản chính văn bằng, chứng chỉ trong bất cứ trường hợp nào cũng không được cấp lại.
Ông Trần Văn Nghĩa - Phó cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) đã có công văn gửi Báo Thanh Niên ký ngày 23.7.2010 phản hồi về vấn đề đáp án môn Hóa (khối A, B) kỳ thi CĐ mà báo đã đề cập.
Bộ GD-ĐT vừa ban hành bộ chuẩn trẻ 5 tuổi. Theo đó, bộ chuẩn gồm 4 lĩnh vực, có 28 chuẩn với 120 chỉ số yêu cầu đối với trẻ.