Tất cả các trường ĐH đã công bố kết quả thi, nhìn chung điểm thi khá thấp nên điểm chuẩn dự kiến cũng không cao. Khả năng các trường sẽ dành nhiều chỉ tiêu cho nguyện vọng 2 (NV2).
Nhiều lựa chọn Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) cho biết năm nay sẽ tuyển NV2 hệ ĐH các ngành Toán - Tin, Vật lý, Công nghệ thông tin, Hải dương học - Khí tượng và Thủy văn, Khoa học vật liệu, Sinh học. Điểm nhận đơn xét tuyển của các ngành này có thể sẽ cao hơn điểm chuẩn từ 0,5 trở lên. Riêng ngành CNTT xét thêm NV2 hệ CĐ, bên cạnh chương trình đào tạo ngành CNTT liên kết với ĐH AUT (New Zealand), do ĐH AUT cấp bằng, học tại ĐH Khoa học tự nhiên sẽ tuyển thẳng 200 chỉ tiêu có điểm thi ĐH từ điểm sàn trở lên. Trong khi đó, trường ĐH Nông Lâm TP.HCM dự kiến năm nay điểm chuẩn nhiều ngành giảm 1 - 2 điểm so với năm 2009. Nhóm ngành cơ khí, nông lâm có điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT vì thế sẽ còn nhiều chỉ tiêu xét tuyển NV2. Còn theo tiến sĩ Nguyễn Văn Thư - Phó hiệu trưởng ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, đến khi Bộ GD-ĐT công bố điểm sàn, trường mới định chỉ tiêu xét tuyển NV2 chính xác cho các ngành. Nhưng hiện tại trường dự kiến sẽ tuyển khoảng 350 chỉ tiêu NV2 hệ ĐH, 350 hệ CĐ. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM - cho biết năm nay trường dự kiến sẽ xét tuyển 15 - 20% chỉ tiêu cho NV2.
Truyền hình trực tiếp tư vấn về xét tuyển NV2 Theo kế hoạch, dự kiến trong 4 ngày cuối tuần (14.8, 15.8, 21.8, 22.8), Báo Thanh Niên phối hợp với kênh VTV9 - Đài truyền hình Việt Nam tổ chức các chương trình Tư vấn xét tuyển NV2 vào các trường CĐ-ĐH được truyền hình trực tiếp nhằm góp phần hướng dẫn TS, phụ huynh chọn trường, chọn ngành... Chương trình sẽ tổ chức theo các chủ đề: Xét tuyển NV2 khối ngành Kỹ thuật - Công nghệ, NV2 và cơ hội cho TS bằng điểm sàn hoặc dưới điểm sàn, xét tuyển NV2 khối ngành Khoa học xã hội - nhân văn và kinh tế... Chương trình được phát lại nhiều lần trên kênh VTV9 (phủ sóng toàn quốc) và dự kiến sẽ nối sóng với một số đài truyền hình địa phương. Báo Thanh Niên kính mời các trường có nhu cầu tham gia các buổi tư vấn đến dự buổi họp triển khai chương trình tại tòa soạn (248 Cống Quỳnh, Q.1, TP.HCM) vào lúc 16 giờ ngày 3.8.2010 (thứ ba). Thanh Niên
Trường ĐH Hoa Sen dành 20% chỉ tiêu xét tuyển NV2 cho 3 ngành học mới là Toán ứng dụng, Quản lý công nghệ môi trường và Thiết kế thời trang. Trong đó, ngành Quản lý công nghệ môi trường không tổ chức thi để lấy NV1 mà chỉ xét tuyển NV2.
Trường ĐH Lạc Hồng sẽ dành đến 20 - 30% (khoảng 500 chỉ tiêu) xét NV2 cho tất cả các ngành học. Chỉ tiêu đào tạo các ngành hệ ĐH năm nay là 900, nhưng với điểm thi quá thấp, trường ĐH Văn hóa TP.HCM cũng dành trên 40% chỉ tiêu để tiếp tục xét tuyển NV2. Trường ĐH Hồng Bàng cũng sẽ xét tuyển NV2 cho tất cả các ngành học.
Các trường ĐH Sài Gòn, ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM)... cũng đã lên phương án xét tuyển NV2 và sẽ công bố chỉ tiêu chính xác cho các ngành học ngay khi có điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Các ngành khó tuyển
Tuy chỉ tiêu xét tuyển NV2 năm nay dự kiến còn nhiều nhưng kinh nghiệm các năm cho thấy, TS chỉ sẽ tập trung xét tuyển vào một số ngành. Điều này khiến nhiều ngành dù được các trường ưu tiên chỉ tiêu NV2 vẫn không dễ dàng có được TS.
Một trong những ngành khó tuyển của trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) là Công nghệ dệt may. Năm nay, đây cũng là những ngành có điểm chuẩn dự kiến thấp nhất: 15. Tiến sĩ Nguyễn Thanh Nam - Trưởng phòng Đào tạo - cho biết: “Nếu xét theo NV1, ngành này chỉ tuyển được 26 TS, tiếp tục xét theo phương án NV1B (chuyển TS đủ điểm sàn của trường thi vào ngành khác qua) được 18 TS nữa”. Dù vậy, trường vẫn phải tuyển thêm NV2 nhưng điểm nhận đơn cũng chỉ có 15.
Hải dương học cũng là ngành khó tuyển của trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM. Các năm trước, điểm chuẩn NV2 của ngành này chỉ bằng điểm nhận đơn vì không nhiều TS nộp đơn. Cũng như vậy, với trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, các ngành như Cơ khí chế biến bảo quản nông sản thực phẩm, Cơ khí nông lâm, khối A các ngành Bảo vệ tài nguyên rừng, Cảnh quan và Kỹ thuật hoa viên, Sư phạm kỹ thuật nông nghiệp... dù năm nào cũng dành nhiều chỉ tiêu NV2 nhưng đều thiếu TS đăng ký xét tuyển trầm trọng. Một số ngành tại trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM cũng sẽ khó khăn nguồn tuyển như Xây dựng đường sắt - metro, Thiết bị năng lượng tàu thủy, Quy hoạch giao thông, Cơ giới hóa xếp dỡ cảng, Đóng tàu và công trình nổi... Các ngành này mọi năm trường đều lấy điểm chuẩn bằng với điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Các trường như ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), ĐH Sư phạm TP.HCM tuy vẫn chờ điểm sàn để xác định chỉ tiêu và các ngành sẽ tuyển NV2 nhưng những ngành như Tiếng Nga, Tiếng Trung, Tiếng Pháp, Tiếng Đức... sẽ vẫn là những ngành khó tuyển.
Theo Báo Thanhnien
Hiện nay, đã có 20/63 tỉnh, thành cho biết, sẽ áp dụng mức học phí mới ngay từ đầu năm học 2010 - 2011. Tại Hội nghị bàn phương hướng năm học mới được Bộ GDĐT tổ chức trong 2 ngày 29 và 30.7, theo lãnh đạo nhiều sở GDĐT địa phương thì mức học phí sẽ điều chỉnh theo hướng tăng, cao nhất là gấp đôi so với năm học trước.
Bộ Giáo dục và Ðào tạo (GD và ÐT) cho biết, năm học 2009 - 2010 cả nước có 4.020 lớp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số.
Có thể tóm lược tinh thần ngày trở về của các chàng trai, cô gái đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế là: “Tất nhiên là buồn, song nhìn sang đoàn Mexico, dù các bạn chỉ đoạt HCĐ mà khóc nức nở trên sân khấu vì vui sướng, lòng em cũng ấm hơn, hạnh phúc hơn, tự tin hơn nhiều”.
Thủ khoa đầu tiên phía Nam đạt 29,5 điểm -Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trước ngày 1-8-2010 các trường ĐH có tổ chức thi tuyển sinh năm 2010 phải hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi cho thí sinh trên phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến chiều 30-7, cả nước đã có gần 160 trường ĐH công bố điểm thi. Do đó, hôm nay 31-7, thời hạn cuối cùng để các trường còn lại công bố điểm thi. Đối với các trường cao đẳng có tổ chức thi, trước ngày 5-8-2010 phải hoàn thành công tác chấm thi và công bố điểm thi cho thí sinh trên phương tiện thông tin đại chúng và gửi dữ liệu điểm về bộ.
(HBĐT) - Những năm qua, ngành GD&ĐT đã coi trọng xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) của ngành, đề ra chương trình hành động cụ thể thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2006 – 2010. Hướng dẫn các đơn vị, trường học xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện công tác CCHC phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, nhà trường, góp phần thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ GD – ĐT trên địa bàn.
Ngày 29/7, Bộ GD-ĐT tổng kết năm học 2009 - 2010, bàn phương hướng năm học 2010-2011 của giáo dục MN, phổ thông, thường xuyên và chuyên nghiệp. Tại buổi tổng kết, ngoài thành tựu đáng ghi nhận, Bộ GD-ĐT cũng đã thừa nhận chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu.