Qua thẩm định văn bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện. Lý do vì đây là bằng của những trường 'lởm khởm”, hoặc chưa được phê duyệt chương trình liên kết.

Thông tin trên được ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT) cho biết khi trao đổi với Đất Việt xung quanh việc ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó bí thư thường trực tỉnh ủy Yên Bái có bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh chỉ sau 6 tháng học tại ĐH Nam Thái Bình Dương (cơ sở tại Malaysia, theo lời ông Ngọc).

Ông có bình luận gì về việc học tiến sĩ chỉ mất có 6 tháng? Ở Việt Nam, đã có trường hợp nào tương tự được Cục khảo thí và kiểm định chất lượng công nhận? 

Không có nước nào quy định chương trình đào tạo tiến sĩ, công nhận bằng tiến sĩ với thời gian đào tạo trong 6 tháng. Về tấm bằng của ông Ngọc, chúng tôi không thể nói được điều gì vì chúng tôi không nhìn thấy tấm bằng và chưa nhìn thấy hồ sơ của ông ấy. Tuy nhiên, theo quy định, nếu đơn vị nơi ông Ngọc công tác có đơn xin thẩm định, kèm theo hồ sơ về bằng cấp đó, việc thẩm định sẽ rất đơn giản. Nếu có bằng chứng xác đáng về trường mà ông Ngọc theo học là trường vớ vẩn, lừa đảo thì tấm bằng đó chắc chắn không bao giờ được công nhận ở Việt Nam.

Ông Trần Văn Nghĩa, Phó Cục trưởng Cục khảo thí và kiểm định chất lượng (Bộ GD-ĐT).

Thưa ông, hiện nay có rất nhiều người đi du học tự túc. Vậy, việc công nhận bằng cấp đang được tiến hành theo quy trình nào?

Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục có nhiệm vụ là thẩm định và công nhận bằng cấp. Tuy nhiên, bằng cấp của người Việt Nam do các cơ sở giáo dục nước ngoài cấp, về nguyên tắc người ta không bị bắt buộc phải đến Cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục để kiểm định và công nhận. Nếu họ đi học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ về làm cho công ty tư nhân, thì công ty tư nhân cũng không quan tâm nhiều đến đó bằng gì, mà điều công ty cần là người có bằng làm việc có giỏi không. Chỉ khi cơ quan quản lý yêu cầu thì người ta mới đến thẩm định. Việc thẩm định được thực hiện theo quyết định 77/2007/QĐ - Bộ GD-ĐT về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp. Kết quả thẩm định sẽ được thông báo trong vòng một tháng.

Hiện, có khá nhiều cán bộ cơ quan nhà nước tham gia học lấy bằng thạc sĩ, tiến sĩ qua mạng. Ông có khuyến cáo gì?

Những người học chương trình liên kết nước ngoài và những người đi học lấy bằng ở nước ngoài cần phải quan tâm đến vấn đề chất lượng trường đó như thế nào. Dựa trên cơ sở này, trường đó phải được cơ quan tổ chức kiểm  định có uy tín kiểm định. Nếu không được kiểm định thì chúng tôi không công nhận, hoặc được kiểm định nhưng bởi cơ quan lởm khởm thì cũng không được. Đối với trong nước, phải kiểm tra xem chương trình liên kết có được cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam phê duyệt đề án xin mở chương trình đào tạo đó hay không. Nếu không được phê duyệt thì tấm bằng đó không được công nhận. Hiện nay, có thực tế rất nguy hiểm là một số người không hiểu nên cứ lao vào học, cuối cùng không đủ điều kiện để được thẩm định.
 
Tấm bằng Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh của ông Nguyễn Văn Ngọc. (Ảnh do Tỉnh ủy Yên Bái cung cấp).

Trung bình mỗi năm, Cục thẩm định khoảng bao nhiêu trường hợp? Tỷ lệ không đủ điều kiện để được công nhận có lớn không, thưa ông?

Chúng tôi thẩm định cho rất nhiều người. Những người này, khi có bằng thạc sĩ hay tiến sĩ  do nước ngoài cấp, các cơ quan nơi họ công tác đều hỏi đó là bằng gì về tất cả đều được yêu cầu thẩm định. Số lượng thẩm định rất nhiều, song cũng rất nhiều trường hợp không đủ điều kiện. Phần lớn trong số này rơi vào các trường hợp như học trường “lởm khởm”, hoặc là học chương trình liên kết chưa được phê duyệt.

Xin cảm ơn ông!

                                                                                         Theo Dantri

Các tin khác

Không có hình ảnh
Chăm lo cho thế hệ trẻ tương lai luôn là mục tiêu hàng đầu của các cấp, ngành trong huyện
Có nơi mức học phí tăng gấp đôi (ảnh minh họa).
Không có hình ảnh

Họ chỉ Đồng mà còn khóc nức nở vui sướng cơ mà!

Có thể tóm lược tinh thần ngày trở về của các chàng trai, cô gái đội tuyển Olympic Hóa học quốc tế là: “Tất nhiên là buồn, song nhìn sang đoàn Mexico, dù các bạn chỉ đoạt HCĐ mà khóc nức nở trên sân khấu vì vui sướng, lòng em cũng ấm hơn, hạnh phúc hơn, tự tin hơn nhiều”.

Hôm nay 31-7: Hạn chót công bố điểm thi đại học

Thủ khoa đầu tiên phía Nam đạt 29,5 điểm -Theo quy định của Bộ GD-ĐT, trước ngày 1-8-2010 các trường ĐH có tổ chức thi tuyển sinh năm 2010 phải hoàn thành chấm thi, công bố điểm thi cho thí sinh trên phương tiện thông tin đại chúng. Tính đến chiều 30-7, cả nước đã có gần 160 trường ĐH công bố điểm thi. Do đó, hôm nay 31-7, thời hạn cuối cùng để các trường còn lại công bố điểm thi. Đối với các trường cao đẳng có tổ chức thi, trước ngày 5-8-2010 phải hoàn thành công tác chấm thi và công bố điểm thi cho thí sinh trên phương tiện thông tin đại chúng và gửi dữ liệu điểm về bộ.

Đẩy mạnh CCHC góp phần nâng cao hiệu quả công tác GD&ĐT

(HBĐT) - Những năm qua, ngành GD&ĐT đã coi trọng xây dựng Kế hoạch cải cách hành chính (CCHC) của ngành, đề ra chương trình hành động cụ thể thực hiện nhiệm vụ giai đoạn 2006 – 2010. Hướng dẫn các đơn vị, trường học xây dựng nội dung, kế hoạch triển khai thực hiện công tác CCHC phù hợp với điều kiện của từng đơn vị, nhà trường, góp phần thúc đẩy thực hiện tốt các nhiệm vụ GD – ĐT trên địa bàn.

Tỷ lệ HS bỏ học ở hầu hết các vùng đều giảm

Ngày 29/7, Bộ GD-ĐT tổng kết năm học 2009 - 2010, bàn phương hướng năm học 2010-2011 của giáo dục MN, phổ thông, thường xuyên và chuyên nghiệp. Tại buổi tổng kết, ngoài thành tựu đáng ghi nhận, Bộ GD-ĐT cũng đã thừa nhận chất lượng giáo dục chưa đáp ứng được yêu cầu.

Luyện “gà chọi”?

Có người nói thẳng rằng việc tổ chức lớp chọn ở các trường thực chất là nhằm vào một cuộc đua phát hiện và đào tạo “gà chọi” để dự thi học sinh giỏi

Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân: Giáo dục cho học sinh có trách nhiệm với gia đình ngay từ nhỏ

Ngày 29-7, tại Hà Nội, Bộ GD-ĐT đã tổ chức hội nghị toàn quốc tổng kết năm học 2009-2010 bậc giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp và triển khai nhiệm vụ năm học 2010-2011 với chủ đề “Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục