Đặng Nhật Phi (bìa trái, ngoài cùng) chụp chung với bố mẹ và em trai.
Mẹ bị bệnh về tim, không có tiền đi khám; nhà ba sào ruộng, bố đi làm phụ hồ, chạy ăn từng bữa thế nên dù đạt 30 điểm thi (cả điểm cộng) vào ĐH Ngoại thương Hà Nội, cánh cửa đại học vẫn đang chật vật với Đặng Nhật Phi.
Bác ruột của Phi nói, nhà nghèo, nhưng cả hai anh em học giỏi. Ngoài 2 sào ruộng khoán ra, bố và Phi phải đi phụ hồ cho thợ xây nhà. Mẹ vì bệnh tật luôn nên nhà đã khó khăn lại càng túng quẫn. Cơm cũng chẳng đủ ăn chứ đừng nói gì tới học thêm.
Cô Mai Thị Thanh Hương, chị dâu của Phi tiếc nuối: “Cứ nghĩ đến phải nghỉ học là tiếc. Chúng tôi cũng đã giúp đỡ nhiều, nhưng số tiền ấy chẳng thể trang trải cho em tôi lên Hà Nội học được. Chúng tôi dự định, nếu khó quá thì cho em xuống Hải Dương, vừa học nghề, vừa đi làm. Nhưng thế thì uổng quá”.
Cách đây mấy năm, thấy đau ngực khó thở, nhà ăn chẳng đủ, chị Loan - mẹ Phi - chẳng dám đi khám bệnh. Đến khi không chịu được, đi khám, mới biết bị rối loạn thần kinh và bệnh về tim.
Hai con đi học, vợ đau ốm liên miên, gánh nặng gia đình dồn cả lên đôi vai của bố em, chú Đặng Văn Hạnh. Hết làm mùa, chú lại xin đi làm phụ hồ, ai mướn thì theo. Công việc thất thường, lúc có lúc không.
"Nếu được đi học, em sẽ cố gắng học tập thật tốt và sẽ kiếm việc làm thêm để bố mẹ không phải lo tiền ăn học cho em" - Đặng Nhật Phi tâm sự. |
“Có ai như nhà chú ấy đâu. Cái căn nhà hai gian mới xây kia, một mình chú ấy, tranh thủ rảnh rỗi lại tìm ra biển, đào những con sò, tích cóp lại, đóng thành viên gạch. Rồi một mình lầm lũi, xây xây, vác vác thế mà hai năm cũng thành vóc dáng như bây giờ” – Bác Nguyệt cho hay.
Trong nhà, thứ quý giá nhất là chiếc xe tàu (mua mới 5 triệu) chú Hạnh ki cóp mãi mới mua được, để đi làm cho tiện cho việc đi làm. Cái ti-vi màu kia cũng là của bác Nguyệt và các anh em góp tiền mua cho khi nhà mới được cất lên năm 2009.
Thương bố, rảnh rỗi Phi lại ra đồng giúp cấy, cày. Rồi cả đi phụ hồ cho thợ xây.
“Chỉ cần được đi học thôi, cực mấy em cũng chịu được. Nếu được đi học, em sẽ đi làm thêm, cố gắng kiếm tiền để không phải xin bố mẹ nhiều”.
Gia đình khó khăn, chưa một lần biết đến lò luyện thi, học thêm. Chỉ đêm về, Phi mới có thời gian học bài. Vậy mà suốt 12 năm học phổ thông, em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi.
Vừa qua, cậu học trò Trường THPT Diễn Châu II (Diễn Châu, Nghệ An) Đặng Nhật Phi còn đạt Giải nhất môn Toán toàn tỉnh Nghệ An. Kì thi tuyển sinh ĐH năm nay, Phi đăng kí, dự thi vào Trường ĐH Y Hà Nội và ĐH Ngoại thương Hà Nội và đều đạt điểm khá cao, đặc biệt là tổng điểm 30/30 (cả điểm ưu tiên) thi vào ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Biết tin đỗ ĐH, mẹ con mừng mừng tủi tủi cứ ôm nhau khóc. Cô Loan chẳng còn nhớ lần cuối mình mua áo quần cho hai cậu con trai là khi nào nữa. Suốt mấy năm, áo quần Phi và cậu em út đang học lớp 11 mặc là của các anh chị nhà cô, dì, chú, bác không mặc nữa hay mua mới tặng cho.
Theo VietNamnet
Hội nghị toàn thể đầu tiên của Liên minh vì giáo dục cho mọi người Việt Nam (VCEFA) đã được tổ chức tại Hà Nội hôm qua, 6-8.
Trước mỗi năm học, Sở GD-ĐT TPHCM có quy định nội dung thu và mức thu ở từng bậc học nhưng các trường thường lách quy định để tăng thu
Bộ Giáo dục và Ðào tạo vừa yêu cầu các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng chấn chỉnh việc tổ chức tuyển sinh, đào tạo tại các cơ sở II/phân hiệu không đúng quy định. Bộ yêu cầu các trường dừng việc tuyển sinh đại học, cao đẳng năm học 2010 tại các cơ sở II/phân hiệu không có quyết định thành lập của Thủ tướng Chính phủ (đối với trường đại học) và của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Ðào tạo (với trường cao đẳng).
Chưa có một lộ trình đúng với mục đích đặt ra là bồi dưỡng nhân tài, nên học sinh (HS) trường chuyên không có điều kiện phát huy hết tài năng.
Các trường cần được tự chủ, tự chịu trách nhiệm từ khâu quyết định quy mô, cơ cấu, thời gian tuyển sinh đến các hoạt động quản trị trường học để phát huy nội lực
Không khí các cửa hàng văn phòng phẩm, các siêu thị sách đã thực sự “nóng” trong thời điểm cận năm học mới.