100 giáo viên của 10 địa phương thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học đã dự lớp tập huấn muộn do Bộ GD-ĐT tổ chức từ ngày 23 đến 27-8 tại Hà Nội

 
Đến nay, khi ngày khai giảng năm học mới 2010 – 2011 đã cận kề, lãnh đạo các trường thí điểm chương trình tiếng Anh tiểu học vẫn loay hoay chưa biết triển khai như thế nào. Thậm chí, ngay các giáo viên (GV) đến dự lớp tập huấn vẫn hỏi nhau: “Sở của anh, chị dùng giáo trình nào?”!
 
Cô Nguyễn Thị Thúy, GV Trường Tiểu học Vũ An (Thái Bình), cho biết trước ngày đến Hà Nội tập huấn, cô có hỏi lãnh đạo sở sẽ dùng giáo trình nào thì được trả lời rằng cứ mang sách đang dạy lên Hà Nội xem có cuốn nào phù hợp với chương trình tập huấn không. Vì thế, hành trang cô mang theo lỉnh kỉnh các giáo trình: Lets go, Lets learn, Go go...
 
Theo cô Phạm Thiên Thủy, GV Trường Tiểu học Âu Cơ (quận Tân Phú – TPHCM), trước khi đi tập huấn, cô đã hỏi lãnh đạo sở sẽ học chương trình gì thì được biết phải đi tập huấn về rồi mới quyết định.
 
Một GV của tỉnh Khánh Hòa tâm sự: “Trường tôi dạy chương trình tiếng Anh đã hơn 10 năm nhưng khi triển khai chương trình này vẫn rất băn khoăn, không biết sẽ chọn giáo trình nào. Nếu theo Lets go thì rất thuận lợi vì có đủ băng hình, dễ học, nhiều ưu điểm; trong khi giáo trình Lets learn mà Bộ GD-ĐT đang triển khai lại không có băng hình. Dạy học trò nhỏ mà không có băng hình động thì các em khó tiếp thu và học tốt được”.
 
Cô Thanh Hà, GV Trường Tiểu học Minh Khai (Hải Phòng), bày tỏ mong muốn có một bộ sách thống nhất vì việc phải chạy theo nhiều bộ khiến GV rất vất vả...
 
Yêu cầu mà Bộ GD-ĐT đặt ra trong chương trình thí điểm không quá cao nhưng do thời gian triển khai tập huấn quá sát ngày khai giảng, GV chưa kịp làm quen với phương pháp dạy mới thì mục tiêu đó không hề đơn giản.
 
Cô Thúy cho rằng so với chương trình thì cần phải tập huấn trong dịp hè để GV có thời gian chuẩn bị. Theo cô Thủy, tinh thần của Sở GD-ĐT TPHCM là sau đợt tập huấn này, 10 GV được cử đi sẽ về tập huấn lại cho các GV khác. Với lịch hiện nay, chắc chắn thời gian tập huấn lại cho đồng nghiệp phải lùi vào trong năm học. Việc này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học của học sinh.
 
Ông Nguyễn Ngọc Hùng, Trưởng Bộ phận Thường trực của đề án tăng cường tiếng Anh, lại cho rằng chương trình này tương đối chung với các chương trình đã soạn thảo trước đây vì vậy GV không nên quá lo lắng.
 
Theo ông Hùng, Bộ GD-ĐT không sáng tạo ra chuẩn mới mà chỉ điều chỉnh sao cho phù hợp với thực tế VN. Bộ đưa ra một chương trình chung, còn chọn sách nào là do địa phương tự quyết.

Hết lớp 3, học sinh đạt cấp độ A1.1

Với thời lượng tiếng Anh 4 tiết/tuần, theo yêu cầu của Bộ GD-ĐT, hết lớp 3, học sinh phải đạt được cấp độ A1.1. Cụ thể, có khả năng nghe và nhận biết được các từ, cụm từ đơn giản, quen thuộc; nghe hiểu và làm theo những chỉ dẫn đơn giản trong lớp; nói được các từ và cụm từ đơn giản, quen thuộc; hỏi và trả lời các câu rất đơn giản về cá nhân và những người khác; viết các từ và cụm từ đúng chính tả, điền thông tin cá nhân vào các mẫu đơn giản.

Phương pháp giảng dạy tiếng Anh mà Bộ GD-ĐT đưa ra là dạy ngôn ngữ giao tiếp, hoạt động dạy học được tổ chức thông qua môi trường giao tiếp, đa dạng với các hoạt động tương tác. Việc dạy này giúp học sinh bước đầu hình thành và củng cố phương pháp học ngoại ngữ. Các GV cũng phải tạo cơ hội tối đa cho học sinh sử dụng tiếng Anh trong lớp học...

 

                                                                                     Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Thầy giáo Phạm Trọng Nghiệp trong phòng truyền thống của nhà trường
Không có hình ảnh
Phòng tập đa năng của Trường Nanyang Primary

Giáo sư Ngô Bảo Châu đọc 2 báo cáo tại ICM 2010

Ngày 22/8, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã đọc 2 báo cáo tại Đại hội Liên đoàn Toán học thế giới (ICM 2010) ở thành phố Hyderabad, Ấn Độ. Mỗi báo cáo trình bày trong khoảng 60 phút.

Khó cho trường ngoài công lập

Các trường ngoài công lập đang rất lo lắng vì nhiều trường công lập thông báo số lượng xét tuyển nguyện vọng 2 rất lớn, thậm chí lấy điểm chuẩn các nguyện vọng chỉ bằng điểm sàn

Vở viết tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học

Công ty CP Tập đoàn Giáo dục UNET cho biết, qua tìm hiểu và nghiên cứu về tình hình học tiếng Anh của học sinh tiểu học đã nghiên cứu và xây dựng "Vở viết tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học".

Huyện Mai Châu và Lạc Thuỷ: Triển khai nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.

(HBĐT) - Ngày 20/8, ngành GD- ĐT huyện Mai Châu đã tổ chức hội nghị tổng kết năm học 2009 – 2010 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm học 2010 – 2011.

Giảm chỉ tiêu tuyển sinh TCCN của các trường ĐH

Tin từ Bộ GD-ĐT ngày 19-8, cho biết trong năm học 2010-2011 sẽ thực hiện phân cấp trong thành lập, chia tách giải thể trường trung cấp chuyên nghiệp (TCCN). Việc mở ngành đào tạo TCCN sẽ được giao cho địa phương. Sở GD-ĐT sẽ kiểm tra các điều kiện bảo đảm chất lượng và việc thực hiện 3 công khai...

5 nhiệm vụ trọng tâm năm học 2010-2011

Bộ Giáo dục và Ðào tạo vừa ban hành Chỉ thị về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2010-2011. Theo chỉ thị, năm học này có chủ đề: Tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục, gồm năm nhiệm vụ trọng tâm: Tiếp tục đổi mới công tác quản lý giáo dục; Nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; Chăm lo, đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; Tiếp tục đổi mới công tác tài chính giáo dục; Phát triển mạng lưới trường, lớp học và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục, đồ chơi trẻ em.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục