Trường mần non xã Pà Cò được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường.

Trường mần non xã Pà Cò được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu dạy và học của nhà trường.

(HBĐT) - Khi nói đến giáo dục vùng cao Mai Châu, nhiều người thường nghĩ ngay đến nỗi gian khó của sự nghiệp này nơi 2 xã người Mông (Pà Cò, Hang Kia), là tình trạng đội ngũ giáo viên vừa thiếu, vừa yếu một thời( năm học 2006-2007, số lượng giáo viên còn có hạn chế trong chuyên môn chiếm tới 35%). Trong khi đó, cơ sở vật chất ở nhiều trường xa trung tâm chưa bảo đảm cho việc dạy và học; việc tiếp cận, cập nhật với cái mới của cả thầy và trò có hạn chế nhất định...

 

Trong thế khó đó, vài năm gần đây các cấp uỷ, chính quyền huyện Mai Châu đã vào cuộc bằng những việc làm thiết thực và cụ thể. Huyện đã xây dựng và thực hiện đề án “Tăng cường huy động số lượng và nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn xã Hang Kia”, đồng thời có sự chỉ đạo quyết liệt đối với Ngành GD&ĐT trong việc thực hiện tốt Chỉ thị 40/CT-TW của Ban Bí thư Trung ương về việc nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Trong đó, tập trung vào công tác chăm lo, xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên; giúp họ không chỉ mạnh về chuyên môn, mà còn có sự chuyển biến về tư tưởng, nhận thức đối với sự nghiệp “trồng người”. Gắn cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với các cuộc vận động, phong trào do Ngành phát động. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân đối với giáo dục, xây dựng xã hội học tập; tăng cường sự kết hợp giữa “nhà trường, gia đình và xã hội”. Ngành đã chỉ đạo sâu sát, đúng hướng việc thực hiện nền nếp, kỷ cương dạy và học đối với các trường ở xa trung tâm như Hang Kia, Pà Cò, Pù Bin, Noong Luông, Bao La, Vạn Mai; tạo mối giao lưu, học hỏi trong chuyên môn của 29 cụm trường. Cùng với việc tích cực thực hiện đề án kiên cố hoá trường lớp học, huyện đã tranh thủ được sự đầu tư các chương trình khác như dự án giảm nghèo, chương trình 135, dự án 472... từng bước xây dựng cơ sở vật chất ngày càng khang trang hơn. Cũng vì thế, tới năm học 2009-2010, Mai Châu đã đạt được một số kết quả nhất định trong phát triển sự nghiệp giáo dục. Quy mô trường lớp phát triển rộng khắp(toàn ngành có 66 trường); tiếp tục duy trì kết quả PCGDTH-CMC và PCGDTH đúng độ tuổi; tỷ lệ thanh thiếu niên 15-18 tuổi tốt nghiệp THCS đạt tỷ lệ 81%. Cơ sở trường lớp đã có bước thay đổi đáng kể. Trong 718 phòng học, huyện đã có 528 phòng học kiên cố, 84 phòng bán kiên cố. Các trường tiểu học Chiềng Châu, tiểu học thị trấn vẫn giữ vững là đơn vị trường đạt chuẩn quốc gia; các trường tiểu học Nà Phòn, tiểu học Mai Hạ, THCS Nguyễn Tất Thành đạt thành tích tốt trong phong trào thi đua “dạy tốt-học tốt”. Đặc biệt, về lực lượng cán bộ, giáo viên có những chuyển biến đáng kể về chất. Năm học 2009-2010, số giáo viên còn hạn chế trong chuyên môn đã giảm xuống còn 7%; số cán bộ, giáo viên có trình độ vượt chuẩn đã tăng lên 16,9%; đã có 231 giáo viên đạt danh hiệu giáo vien dạy giỏi cấp huyện, 10 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh ( toàn ngành có 980 cán bộ, giáo viên trong biên chế). Chất lượng của phong trào thi đua “Hai tốt” đã có nhiều nét mới. Tỷ lệ trẻ trong độ tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 6,9%. Học sinh tiểu học đạt học lực giỏi và khá môn tiếng Việt chiếm 55,5%, môn toán chiếm 60,9% (toàn huyện có 3798 học sinh tiểu học). Đối với học sinh trung học cơ sở, số em có hạnh kiểm tốt và khá chiếm 92,5%; số em có học lực giỏi và khá đã chiếm 26,6%. Toàn huyện có 64 em đoạt giải học sinh giỏi cấp huyện, 40 em đoạt giải học sinh giỏi cấp tỉnh.

   

Mai Châu vẫn chưa hết những khó khăn, nhất là chất lượng giáo dục ở các xã vùng khó khăn, vùng lòng hồ sông Đà. Nhưng từ sự quan tâm của các cấp uỷ, chính quyền và toàn dân, nhất là nỗ lực của toàn ngành, chắc chắn những khó khăn đó từng bước bị khắc chế./.

                                                          

 

                                                                                              Bùi Huy

 

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục