Có những trang thiết bị không quá đắt nhưng ít người biết đó là nỗi khát khao bao nhiêu năm rồi của nhiều trường học tại ĐBSCL

 

Không chỉ khó khăn về trường lớp, nhiều trường học tại ĐBSCL còn rơi vào tình cảnh thiếu trầm trọng trang thiết bị phục vụ việc dạy và học nên giáo viên nếu không tự “chế” được thì phải mượn của “láng giềng” hoặc chấp nhận dạy... chay.

 
Có cũng khó sử dụng được
 
Trong tất cả các bậc học thì mầm non, mẫu giáo và tiểu học là cần nhiều trang thiết bị giảng dạy nhất. Tuy nhiên, hầu hết trường học của các cấp học này tại ĐBSCL hiện đều không được trang bị đầy đủ trang thiết bị giảng dạy nên rất nhiều giáo viên phải tranh thủ ngoài giờ lên lớp để tự “chế”.
 
Cô Phạm Thị Cúc, giáo viên Trường Mẫu giáo An Nông, xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, cho biết năm học nào trường cũng được nhận trang thiết bị, đồ dùng dạy học nhưng vẫn bị thiếu. Khả năng tài chính của trường hạn hẹp nên chỉ có thể bổ sung một ít thứ quá cần thiết, còn lại đều do giáo viên tự mua nguyên vật liệu và tự “chế”.
 
Tại điểm phụ của Trường Mẫu giáo Định An, xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, ngoài những con chữ cái và một số hình, tranh minh họa thì tất cả gần như không còn gì để gọi là trang thiết bị dạy học.
 
Cô Trần Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng Trường Mầm non Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, tâm sự: “Đồ dùng, trang thiết bị dạy và học ở đây thiếu thốn nhiều lắm nhưng nếu có cũng khó lòng sử dụng. Nhiều điểm trường mượn tạm sân bãi của nhà dân nên rất chật hẹp, không đủ chỗ cho các cháu vui chơi cũng không thể để các thiết bị dạy học ngoài trời”.
 
 
Học sinh Trường Tiểu học Định An 1, tỉnh Kiên Giang, học thể dục trên nền sân rất ẩm thấp


Còn cô Ngô Thị Phương Lan, Hiệu trưởng Trường Mầm non thị trấn Cờ Đỏ, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, cho biết trường này cũng chẳng khấm khá gì hơn. Trường chỉ có diện tích vỏn vẹn 255 m2 nên quá chật chội, không đủ chỗ cho hơn 120 cháu và 20 giáo viên, bảo mẫu thì chỗ đâu để đồ dùng, thiết bị học tập?
 
“Điểm chính mà còn thiếu thốn như thế thì các điểm phụ của trường còn thiếu thốn nhiều hơn”- cô Lan than.
 
“Thèm” chiếc máy vi tính
 
Có những trang thiết bị không quá đắt nhưng ít người biết đó là nỗi khát khao bao nhiêu năm rồi của một trường học tại ĐBSCL.
 
Cô Nguyễn Thị Tường Oanh, Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Định An 1, xã Định An, huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang, nói trường “thèm” một chiếc máy photocopy từ nhiều năm nay để phục vụ hoạt động giảng dạy mà không cách gì mua nổi. Ngân sách một trường nghèo vùng dân tộc như Định An 1 thì máy photocopy là mơ ước quá tầm tay.
 

Theo quy định của Bộ GD-ĐT, bậc tiểu học có tối thiểu 457 trang thiết bị, ở THCS là 731 và bậc THPT là 648. Nếu căn cứ vào quy định này thì hầu hết các trường học tại ĐBSCL đều không đủ chuẩn.

Trường THCS Núi Cấm tọa lạc ở độ cao gần 500 m, trên đỉnh Núi Cấm ở xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang. Sau nhiều năm “lấy cây rừng làm cột, lấy bạt làm vách” thì nay đã có cơ ngơi mới khang trang.
 
Song, trang thiết bị giảng dạy thì thiếu trầm trọng. Hiện trường chỉ có 93 bộ thiết bị giảng dạy, còn thiếu 290 bộ theo quy định. Điều mà toàn thể cán bộ, giáo viên ở trường này khát khao nhất là được trang bị máy vi tính.
 
Lãnh đạo Trường THCS Núi Cấm cho biết theo quy định, giáo viên phải soạn bài giảng bằng máy vi tính, ban giám hiệu mỗi ngày phải kiểm tra email 2 lần (có quy định bằng văn bản - PV) để giải quyết các chỉ đạo của sở và Phòng GD-ĐT.
 
Trường không có máy vi tính nên mỗi ngày hiệu phó và hiệu trưởng phải thay nhau xuống núi ghé vào dịch vụ internet để mở email. Giáo viên cũng phải xuống núi thuê máy vi tính để soạn bài.
 
Thầy Võ Văn Tốt, Hiệu trưởng Trường THCS Hiệp Mỹ Đông, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, cho biết trường này cũng không có máy vi tính nên muốn đánh một văn bản thì phải chạy ra dịch vụ vi tính hoặc đi mượn máy của các trường lân cận, rủi khi mấy trường khác kẹt đang giảng dạy thì không mượn được nhưng chẳng lẽ cứ mượn hoài. Cho nên, thiết bị nào không tự làm lấy được hoặc không mượn được thì phải dạy... chay.
 
Ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh An Giang, cho biết hiện sở đã rà soát lại toàn bộ danh sách các trường trong tỉnh chưa được trang bị máy vi tính. Sau khi có số liệu cụ thể, sở sẽ đề xuất trang bị để bảo đảm công tác dạy và học.
 
 
                                                                                       Theo NLĐ

Các tin khác

Không có hình ảnh
Huyện Đà Bắc đã trang bị máy tính cho nhiều trường chuẩn Quốc gia và các trường mới thành lập
Không có hình ảnh

Năm học 2010-2011, mở đợt sinh hoạt “Nói không với hành vi bạo lực”

Ngày 25-8, Bộ GD-ĐT đã có công văn hướng dẫn thực hiện công tác học sinh, sinh viên đối với các cơ sở giáo dục đào tạo năm học 2010-2011.

Sinh viên ĐH Cần Thơ làm lồng đèn Trung thu tặng trẻ em nghèo

Mặc dù còn 1 tháng nữa mới đến ngày tết Trung thu, trong mấy ngày qua, trước sân Đoàn Trường đại học Cần Thơ, có hàng trăm sinh viên đến tham gia làm lồng đền để tặng trẻ em nghèo, mồ côi vui tết Trung thu.

Nhà bác học lừng danh mang trái tim Hà Nội

Ðâu phải tôi cố ý lạm dụng ngôn từ theo lối nói "đại ngôn". Nhà bác học lừng danh, đấy chính là cụm từ mà giới báo chí - truyền thông thế giới luôn dùng để nói về Ngô Bảo Châu trong những ngày tháng tám sôi động này. Và dùng từ như vậy là đúng mực, không thái quá, nhưng cũng không bất cập.

Mở 20 lớp dạy nghề cho thanh niên các xã đặc biệt khó khăn ở Đà Bắc

(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về đào tạo nghề cho thanh niên, từ đầu năm đến nay, Trung tâm dạy nghề Liên đoàn lao động tỉnh đã phối hợp với Sở LĐ-TBXH, Ban Dân tộc, Chi cục ĐC-ĐC mở 20 lớp dạy nghề ngắn hạn trong thời gian 3 tháng cho thanh niên các xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Đà Bắc.

GS Hoàng Tụy: Viện Toán là viện khoa học thành công nhất ở Việt Nam

Nhân sự kiện GS Ngô Bảo Châu nhận giải Fields, trên công luận xuất hiện những ý kiến khác nhau đánh giá trình độ toán học của VN, trong đó có ý kiến cho rằng căn cứ vào số công bố quốc tế thì từ 1950 đến nay, toán học VN đã kém các nước Đông Nam Á.

Rộng cửa đón trẻ học hòa nhập

Không chỉ sẵn sàng tiếp nhận học sinh (HS) khuyết tật (nhẹ), những năm gần đây, nhiều trường còn tạo điều kiện cho HS cơ nhỡ, có hoàn cảnh khó khăn được học hòa nhập cùng bạn bè trang lứa. Và kỳ diệu thay, nụ cười đã trở lại với nhiều HS có hoàn cảnh kém may mắn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục