Tại cuộc họp báo về việc chuẩn bị cho năm học mới do Bộ GD-ĐT tổ chức chiều nay 27/8, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết năm học 2010 - 2011 chỉ thực hiện dạy tiếng Anh thí điểm ở một số trường tiểu học.

 

Tại cuộc họp báo, trước câu hỏi của phóng viên về việc Bộ GD-ĐT đã chuẩn bị như thế nào để triển khai Đề án dạy tiếng Anh cho học sinh tiểu học, bà Trần Thị Thắm, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học cho biết, mục tiêu của Đề án là đến năm học mới này, 20% học sinh tiểu học phải học tiếng Anh.

Nhưng sau nhiều cuộc họp, lắng nghe ý kiến đóng góp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã yêu cầu phải chuẩn bị kỹ lưỡng như đội ngũ giáo viên để đạt tiêu chuẩn trong Đề án đã đưa ra. Do vậy, năm học 2010 - 2011 không thực hiện dạy tiếng Anh ở bậc tiểu học cho 20% học sinh mà chỉ thực hiện dạy thí điểm ở một số trường để rút kinh nghiệm. Còn đối với các tỉnh đang thực hiện dạy tiếng Anh tiểu học thì tự chọn chương trình phù hợp với học sinh của địa phương mình.

Về việc Bộ chỉ đạo việc giảm tải ở cấp tiểu học như thế nào, bà Trần Thị Thắm, cho rằng chương trình và sách giáo khoa (SGK) cấp tiểu học hiện nay đã được thực hiện từ năm 2002. Trong quá trình thực hiện, vấn đề quá tải chỉ xảy ra ở vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số do thực hiện 1 chương trình, một bộ sách trên toàn quốc. Bộ đã nhiều lần rà soát, điều chỉnh và có công văn chỉ đạo dạy học theo vùng miền. Bộ cũng đã ban hành chuẩn kiến thức kỹ năng, chỉ rõ chuẩn cơ bản học sinh cần đạt được qua từng bài giảng. Vì dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng nên vấn đề giảm tải không đặt ra nữa.

Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Nguyễn Viết Thao, phó tổng giám đốc NXB Giáo dục, cho biết để phục vụ cho năm học mới, NXB Giáo dục đã in mới 90 triệu bản SGK từ lớp 1 - lớp 12 và phát hành hơn đến các tỉnh, thành trong cả nước. Ngoài số lượng sách mới phát hành này thì còn có tới hơn 45% sách cũ của các năm trước được sử dụng lại có thể đảm bảo đủ nhu cầu SGK cho năm học mới. Cũng theo NXB Giáo dục, năm nay SGK, sách tái bản và một số loại sách tham khảo vẫn giữ nguyên giá năm 2009.

Ngoài việc, đảm bảo đủ SGK để cung cấp cho học sinh trong năm học mới, Bộ GD-ĐT cũng vừa yêu cầu các Sở GD-ĐT thực hiện nghiêm túc chủ trương cấp SGK, không thu tiền đối với học sinh ở địa bàn đặc biệt khó khăn, học sinh là con liệt sỹ, con thương binh; các trường tiểu học xây dựng tủ sách dùng chung, bảo đảm vào năm học mới tất cả học sinh đều có SGK để học tập.

Đối với việc sử dụng sách tham khảo trong nhà trường, hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm quyết định phù hợp với điều kiện học tập của học sinh trường mình. Để tăng cường hiệu quả của việc dùng sách nhiều lần, Bộ cũng đề nghị các trường cần có biện pháp khuyến khích, động viên, hướng dẫn học sinh đọc sách, sử dụng hiệu quả thư viện nhà trường.
 

Hơn 19 triệu HS, SV bước vào năm học mới

Theo dự báo của Bộ GD-ĐT, năm học 2010 - 2011 có hơn 19 triệu HS, SV bước vào năm học mới. Trong đó, giáo dục mầm non có 3.642.800 học sinh; giáo dục phổ thông có 15.210.000 học sinh, trong đó có 7.030.000 học sinh tiểu học, 5.280.000 học sinh THCS, 2.900.000 học sinh THPT; trung cấp chuyên nghiệp có 820.000 học sinh; có 700.000 sinh viên cao đẳng và 1.500.000 sinh viên đại học.

 

                                                                                 Theo DanTri

Các tin khác


Triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Ngày 17/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai công tác tổ chức thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành giáo dục mầm non năm 2024. Tham dự có đại diện lãnh đạo quản lý của 59 đơn vị, bao gồm 37 trường THPT, 11 trường dân tộc nội trú THCS&THPT, 10 trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên các huyện, thành phố và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh.

Ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai Chỉ thị số 04 của Thủ tướng Chính phủ

Sáng 16/4, Sở GD&ĐT tổ chức hội nghị triển khai Chỉ thị số 04, ngày 11/2/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 tại các bộ, ngành, địa phương năm 2024 và những năm tiếp theo. Tham dự có lãnh đạo Sở GD&ĐT, đại diện Phòng GD&ĐT các huyện, thành phố, các trường học trên địa bàn, một số ngân hàng, doanh nghiệp.  

Quan tâm phát triển giáo dục - đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi

Những năm qua, sự nghiệp giáo dục đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của của Đảng, Nhà nước.

Nhiều trường đại học xét tuyển bằng chứng chỉ SAT, ACT

Tính đến ngày 11/4, nhiều cơ sở giáo dục đại học trên cả nước đã công bố phương án tuyển sinh năm 2024 với nhiều phương thức đa dạng.

Bộ GD&ĐT đề xuất chức danh nghề nghiệp viên chức tư vấn học sinh

Dự thảo thông tư của Bộ GD&ĐT đề xuất tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp đối với viên chức tư vấn học sinh.

Tuyển dụng giáo viên dưới chuẩn, bổ nhiệm, xếp lương, nâng lương như thế nào?

Những địa phương thiếu giáo viên có thể được tuyển người tốt nghiệp cao đẳng, thay vì đại học như Luật Giáo dục, theo đề xuất của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục