Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận Gò Vấp) vui trong ngày khai giảng năm học mới 2010-2011.

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lương Thế Vinh (quận Gò Vấp) vui trong ngày khai giảng năm học mới 2010-2011.

Tiếng trống khai trường đang lần lượt vang lên ở mọi miền đất nước. Học trò các nơi từ làng ra phố, từ đảo xa đến núi gần đều nô nức đến trường. Như mọi năm, vào những ngày đầu năm học, câu chuyện thiếu sách giáo khoa, thiếu đồ dùng học tập, thiếu… tiền của học sinh vẫn tiếp tục được lặp đi lặp lại như một điệp khúc. Năm nay, tại TPHCM, nhiều trường, nhiều giáo viên đang nỗ lực để tất cả những điệp khúc “thiếu và thiếu” không còn làm chùn bước học trò nghèo.

  • “Ai chưa có sách thì giơ tay lên”

Đó là câu hỏi đầu tiên của Hiệu trưởng Lê Thị Ngọc Điệp, Trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, quận 1 dành cho các học sinh (HS) lớp 1 của trường mình trong ngày đầu tiên nhập học. Ngay tại sân trường, lễ khai giảng vừa kết thúc, cô hiệu trưởng ân cần hỏi thăm: “Em nào chưa có sách giáo khoa thì giơ tay lên cho cô biết. Em nào ba mẹ lo đi làm mà quên chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập giơ tay lên. Em nào nhà nghèo, ba mẹ không có tiền mua sách giáo khoa giơ tay lên. Nhà trường sẽ tặng sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho HS nghèo. HS nào do ba mẹ lo đi làm chưa chuẩn bị kịp, nhà trường sẽ cho mượn”.

Cô Ngọc Điệp cho biết thêm: “Những ngày đầu năm học, nhiều phụ huynh, đặc biệt là những phụ huynh lần đầu có con đi học sẽ không tránh khỏi bỡ ngỡ và bối rối nên chưa chuẩn bị kịp sách vở, đồ dùng học tập cho con đầy đủ. Vì vậy nhà trường, đặc biệt là các giáo viên chủ nhiệm lớp phải tinh ý và chủ động hỏi thăm, giúp đỡ các em”.

Theo cô Điệp, quy định của nhà trường là ngày đầu tiên đến lớp, các cô giáo phải kiểm tra đồ dùng học tập của HS mới bắt đầu tiết học. Điều này không phải gây khó cho học sinh và phụ huynh mà là một thủ tục cần thiết để việc dạy và học không bị gián đoạn vì các em thiếu sách vở. Ngược lại, việc kiểm tra như vậy sẽ giúp giáo viên, nhà trường có cách giúp đỡ cho HS còn khó khăn.

Tương tự, tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi (quận 4), theo một số giáo viên của trường, nhiều phụ huynh ở khu vực này đa phần là người lao động nghèo, ít quan tâm việc học hành của con cái nên giáo viên các lớp phải kiểm tra sách vở, đồ dùng học tập. Nếu gia đình nào quá khó khăn không chuẩn bị đủ, trường sẽ có kế hoạch hỗ trợ sách cũ của các năm học trước cho HS.

  • Thầy và trò cùng vượt khó

Cứ đến mỗi đầu năm học mới, Ban giám hiệu và các giáo viên Trường Tiểu học Thạnh An (huyện Cần Giờ) lại đến tận nhà dân vận động các em đến trường.

Thầy Đặng Thái Bình, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Nhiều em vì gia đình khó khăn, học đến lớp 3, lớp 4 là bỏ học để đi làm ruộng, đi biển, làm muối để phụ gia đình. Thương HS nghèo, các giáo viên và ban giám hiệu nhà trường đã tự bỏ tiền túi mua sách vở tặng các em”.

Thầy Ngô Văn Phụng, giáo viên gắn bó với trường 15 năm tâm sự: “Chúng tôi cố gắng vận động các em đến trường bằng mọi giá, chí ít cũng học hết bậc tiểu học, THCS, chứ các em tuổi còn quá nhỏ mà bỏ học đi làm, tội nghiệp lắm”. Năm học nào cũng vậy, thầy Phụng và các đồng nghiệp của mình phải cất công đến tận từng nhà dân vận động, thậm chí năn nỉ phụ huynh để các em được đến lớp.

Tại Nhà Bè, bao năm nay, Trường THPT Long Thới một mình nhận nhiệm vụ dạy bậc THPT cho cả huyện, vì THPT Long Thới là trường dạy bậc THPT duy nhất của toàn huyện. Thầy Nguyễn Xuân Khoái, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: “Năm học này trường vui khi không có HS nào bỏ học vì nghèo. Những năm trước, cứ đến đầu năm học là chúng tôi lại xót xa khi thấy học trò của mình càng ngày càng ít đi vì không có tiền đóng học phí, mua sách vở. Nhà trường phải làm công tác vận động các em đến trường bằng mọi cách, thậm chí, nhiều giáo viên không ngần ngại trích đồng lương ít ỏi của mình để hỗ trợ các em”

 

                                                                                               Theo SGGP

Các tin khác


Hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024.

Thực hiện các nhiệm vụ đột phá nâng cao chất lượng giáo dục

Toàn ngành Giáo dục Hòa Bình hiện có trên 18.540 cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, trong đó có 1.466 cán bộ quản lý, 15.038 giáo viên, 2.040 nhân viên. Dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ với các ban, sở, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố; sự chỉ đạo sát sao của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), ngành đã triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm trong công tác GD&ĐT, thực hiện nhiều giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.

Học bạ 6 điểm/môn, thí sinh lưu ý việc cần làm để trúng tuyển đại học

Đến thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố điểm chuẩn học bạ năm 2024 với mức trung bình từ 5 - 8,5 điểm mỗi môn, phổ biến nhất là 6 điểm. Với mức điểm này, thí sinh cần làm gì để có thể trúng tuyển vào đại học theo phương thức xét tuyển bằng học bạ?

Ký kết phối hợp xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2024 – 2030

Ngày 25/4, tại Hội Chữ thập đỏ tỉnh, các đơn vị: Hội Khuyến học tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Hội Giáo chức tỉnh đã ký kết chương trình phối hợp hoạt động khuyến học, khuyến tài (KHKT), xây dựng xã hội học tập (XHHT) giai đoạn 2024 - 2030.

Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức Gala review “Trang sách và cuộc đời”

Ngày 20/4, Trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ tổ chức chương trình Gala hoạt động trải nghiệm Review "Trang sách và cuộc đời”. 

Hội thảo “Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông”

Chiều 17/4, Sở GD&ĐT phối hợp với Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức chương trình Hội thảo trực tiếp và trực tuyến "Hành trình khởi nghiệp từ trung học phổ thông” năm 2024 tới thầy, cô giáo, học sinh lớp 12 của các trường THPT, trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên và Trường phổ thông liên cấp Sao Mai.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục