Tự tin nhưng không hề chủ quan, Văn Khánh Linh đã sẵn sàng đón năm học mới
(HBĐT) - Lớp 11 đoạt giải ba vượt cấp học sinh giỏi Quốc gia môn tiếng Anh, mười một năm liền là học sinh giỏi toàn diện. Thành tích đó đã giúp cho cô học trò Văn Khánh Linh (lớp 12 Anh, trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ) thêm tự tin khi bước vào năm học cuối cấp.
Năm học 2009 – 2010, Khánh Linh tuy mới chỉ học lớp 11 nhưng đã vượt qua nhiều “đối thủ nặng ký” lớp 12 vào đội tuyển thi học sinh giỏi môn tiếng Anh của trường. Sau đó, Linh lần lượt khẳng định mình trong các vòng thi tiếp theo. Tại vòng so tài cấp Quốc gia – nơi kết tụ tài năng đến từ mọi miền đất nước, không bị ngợp trước “biển lớn”, Linh cùng hai thí sinh lớp 12 khác của trường THPT chuyên Hoàng Văn Thụ đã bản lĩnh “rinh” về giải ba, nối dài bảng thành tích học tập cá nhân một cách ấn tượng. Với “cú nhảy ngoạn mục” này, Khánh Linh được thầy cô và bạn bè nhắc đến như một minh chứng thuyết phục cho sức bật của tuổi trẻ. Ngoài ra, chuỗi thành tích 11 năm đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện càng tô đậm thêm một tài năng thực sự mang tên Văn Khánh Linh.
Còn với bản thân cô học trò giản dị và khiêm tốn này, em tự nhận mình là người may mắn trong học tập và coi giải ba Quốc gia là lần thử sức em đã “vượt qua chính mình”. Đó là một bông hoa đẹp em muốn dành tặng những người mình yêu quý, đồng thời là niềm vui nho nhỏ giúp em thêm tự tin hướng tới cổng trường đại học mình mơ ước: Đại học Ngoại thương.
Bắt đầu làm quen với tiếng Anh từ cấp 1, nhưng phải đến cấp 2, Khánh Linh mới thực sự yêu thích và đầu tư nhiều thời gian cho môn học này. Ý thức được đồng lương công chức hạn hẹp của bố mẹ, em chú tâm tự học ở nhà thay vì xin đi học thêm. Không chỉ kiên nhẫn trau dồi từ vựng và ngữ pháp, Khánh Linh còn thường xuyên rèn luyện kỹ năng nghe – nói thông qua băng đài, nghe nhạc, xem phim… Đặc biệt, em nhiệt tình tham gia các buổi sinh hoạt ngoại khoá bằng tiếng Anh và luôn hào hứng với những giờ thực hành thuyết trình trên lớp. Theo Khánh Linh, đó là môi trường học tập rất năng động và hiệu quả, giúp em không trở thành một “con mọt sách chính hiệu” và hơn thế, còn khơi gợi cho em nhiều niềm vui để tiếp tục theo đuổi những ước mơ của mình.
Khánh Linh tâm sự về chặng đường cuối của mười hai năm đèn sách: “Trở thành sinh viên trường Đại học Ngoại thương là cái đích mà em vạch ra cho mình trong năm học cuối cấp THPT. Rất khó để có thể thực hiện. Chính vì vậy, em đã hạ quyết tâm ngay từ đầu năm học. Mọi thứ chỉ mới bắt đầu và em sẽ cố gắng hết sức”
(HBĐT) - Năm nay cu Tùng vào lớp 1, đó là một “sự kiện” đối với cả gia đình anh Tuấn - chị Hoa ở Thị trấn Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn. Chuẩn bị cho năm học mới, bố mẹ đã mua cho cu Tùng đầy đủ đồ dùng học tập, quần áo mới, nhưng đi học được mấy hôm rồi mà cu Tùng vẫn chưa quen bạn, đến lớp chỉ ngồi im hoặc khóc, không muốn đi học.
(HBĐT) - Chuẩn bị bước vào năm học mới, không khí mua sắm tại một số trung tâm chợ, siêu thị, các cửa hàng của khu vực thành phố Hòa Bình trở nên vô cùng nhộn nhịp, đông đúc.
(HBĐT) - Ngày 1/9, UBND huyện Tân Lạc đã tổ chức lễ tuyên dương, khen thưởng học sinh giỏi và học sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 vào các trường Đại học năm học 2010 - 2011.
"Dự kiến, 2011, chỉ tập trung thi tuyển sinh ĐH một lần với một số môn quy định cụ thể để xét tuyển. Hiện nay đang tách khối A thi riêng đợt thì sắp tới có thể 4 khối A,B,C,D thi chung 1 đợt nhưng chỉ duy trì một kỳ thi để lấy kết quả xét tuyển vào tất cả các trường ĐH, CĐ....", tân Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết như vậy khi trao đổi với báo chí sáng 1/9.
“Đối với người tài phải có chính sách đặc biệt, phải có phương pháp đặc biệt, phải có chế độ đặc biệt, thái độ đặc biệt. Và phải trao quyền thực hiện những điều đặc biệt ấy cho người được giao nhiệm vụ đi chọn người tài…” GS.TSKH Đào Trọng Thi nói.
Thực trạng giáo dục nước ta đang làm nhiều người tâm huyết phải đau đầu nhưng lại chưa thể tìm ra những biện pháp hợp lý để giải quyết. Bởi cải cách giáo dục là một bài toán khó, thậm chí rất khó.