Quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của các trường ĐH từ xây dựng giáo trình - tuyển sinh - đào tạo - cấp bằng và tuyển dụng giáo viên...được quy định chi tiết tại Điều lệ trường ĐH vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành.

 

Điều lệ gồm 11 chương, 57 điều quy định chi tiết trách nhiệm, quyền hạn của trường ĐH; Quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của trường ĐH; Mở ngành đào tạo; Quan hệ giữa các trường ĐH và các Bộ, ngành, UBND các cấp, tổ chức, doanh nghiệp...

Với những quy định chi tiết trong Điều lệ thì trường ĐH tổ chức và quản lý đào tạo theo các quy chế đào tạo do Bộ GD-ĐT ban hành. Khi đó, Bộ là cơ quan quản lý có nhiệm vụ giám sát hoạt động của các trường theo quy chế quy định. 

Từ năm học 2011-2012, trường ĐH tổ chức xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của trường mình theo quy định tại Điều lệ trường ĐH.

Theo đó, quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệm xã hội của trường ĐH được quy định cụ thể: Xây dựng chương trình, giáo trình, kế hoạch giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo; xây dựng chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, tổ chức quá trình đào tạo, công nhận tốt nghiệp và cấp bằng.

Toàn quyền trong tổ chức bộ máy của nhà trường; tuyển dụng, quản lý, sử dụng, đãi ngộ công chức, viên chức của nhà trường; bồi dưỡng nâng cao trình độ cho công chức, viên chức và định kỳ thực hiện đánh giá công chức, viên chức. Đồng thời, công khai giải trình với các bên liên quan về các hoạt động của nhà trường và kết quả hoạt động...

Về mở ngành đào tạo, trường ĐH được mở các ngành đào tạo trình độ ĐH, ngành/ chuyên ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đã có trong danh mục đào tạo của Nhà nước khi có đủ điều kiện theo quy định tại Điều lệ. Đồng thời, được đề xuất với Bộ GD-ĐT cho phép mở các ngành đào tạo của giáo dục ĐH chưa có trong danh mục ngành đào tạo của Nhà nước.

Điều lệ quy định, hiệu phó trường ĐH không quá 3 người tùy vào quy mô đào tạo của nhà trường. Đối với những trường ĐH được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và có tổng quy mô trên 20.000 sinh viên - Bộ trưởng Bộ GD-ĐT xem xét quyết định việc có trên 3 hiệu phó.

Độ tuổi khi bổ nhiệm phó Hiệu trưởng trường ĐH công lập không quá 55 tuổi đối với nam và không quá 50 đối với nữ.

Từ năm học 2014-2015, để trở thành giảng viên ĐH cần có phẩm chất, đạo đức, tư tưởng tốt. Có bằng tốt nghiệp ĐH trở lên và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm. Có bằng thạc sĩ trở lên đối với giảng viên giảng dạy các môn lý thuyết của chương trình đào tạo ĐH; có bằng tiến sĩ đối với giảng viên giảng dạy và hướng dẫn chuyên đề, luận văn, luận án trong các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ. Có  trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu công việc.

Việc quyết định trợ giảng, nhiệm vụ, quyền và chế độ phụ cấp của trợ giảng được quy định trong quy chế tổ chức và hoạt động nhà trường....

Sau mỗi học kỳ, trường ĐH phải báo cáo cơ quan quản lý trực tiếp, UBND tỉnh hoặc thành phố nơi trường đặt trụ sở, báo cáo Bộ GD-ĐT sau mỗi năm học.

 

                                                                          Theo VietNamnet

Các tin khác

Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh
Hơn chục năm nay, trước cổng trường Lạc Long Quân vẫn là ao, ruộng của dân

Đưa tiếng dân tộc vào tiết dạy hoạt động giáo dục ngoài giờ

(HBĐT) - Từ năm học 2010-2011, trường phổ thông dân tộc nội trú Cao Phong, huyện Cao Phong đưa phần học tiếng dân tộc (Mường, Dao) vào tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ.

Hội Khuyến học tỉnh: Gặp mặt nhân ngày Khuyến học Việt Nam

(HBĐT) - Ngày 1/10, nhân kỷ niệm 14 năm ngày thành lập Hội khuyến học Việt Nam (2/10/1996 – 2/10/2010), Hội Khuyến học tỉnh tổ chức gặp mặt chào mừng thành công Đại hội Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010 – 2015) và phát động đợt thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Hội Khuyến học cấp tỉnh lần thứ II vào tháng 10/2010.

Bộ sách “Chào lớp 1” đã có nơi thực nghiệm

Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) là trường đầu tiên tìm đến nhóm Cánh Buồm xin được thực nghiệm bộ sách “Chào lớp 1”.

Cô thủ khoa giỏi 8 kỳ liên tiếp của ĐH Giao thông vận tải

Từng đạt giải Á khôi 1 cuộc thi Miss ĐH Giao thông vận tải năm 2007, mới đây, Đào Diệu Linh xuất sắc giành danh hiệu thủ khoa tốt nghiệp ĐH Giao thông vận tải với điểm tổng kết cuối khóa cao nhất trường: 8,82.

Trường THCS An Bình: Phấn đấu giữ vững trường chuẩn Quốc gia

(HBĐT) - Chúng tôi đến trường THCS An Bình, huyện Lạc Thủy vào những ngày đầu năm học mới 2010 - 2011, nhà trường đang phát động thi đua học tốt, dạy tốt. Bước tới cổng trường đúng vào giờ ra chơi của các em học sinh, ấn tượng đầu tiên mà chúng tôi cảm nhận được đó là các em học sinh dưới mái trường này rất ngoan và lễ phép.

Mở rộng các trường, lớp dạy tiếng dân tộc thiểu số cho học sinh phổ thông

Dạy tiếng dân tộc thiểu số (TDTTS) trong trường học không chỉ trang bị cho học sinh năng lực về tiếng mẹ đẻ mà còn hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức, cố gắng học tập, tích cực đến trường và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng vùng dân tộc thiểu số ổn định và phát triển. Ðiều đó đòi hỏi trong giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) cần có những giải pháp thích hợp trong dạy và học TDTTS.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục