Một buổi học theo sách

Một buổi học theo sách "Chào lớp 1" ở trường Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội).

Trường dân lập Nguyễn Văn Huyên (Hà Nội) là trường đầu tiên tìm đến nhóm Cánh Buồm xin được thực nghiệm bộ sách “Chào lớp 1”.

Theo nhà giáo dục Phạm Toàn, chủ biên bộ sách “Chào lớp 1”, điều khó nhất đối với nhóm không phải là viết sách mà tìm nơi để thực nghiệm.

Ông cho biết đã đến hàng chục cơ sở giáo dục và trường học nhưng ở đâu cũng bị từ chối. Khi tưởng như tuyệt vọng thì chính PGS.TS Nguyễn Bích Hà (Hiệu trưởng trường Nguyễn Văn Huyên) chủ động gặp và mời nhóm Cánh Buồm tới thực hành dạy tại trường từ năm học này. Mỗi giờ học đều có giáo viên và phụ huynh dự giờ (nếu phụ huynh có nhu cầu và đăng ký trước).

Những điểm khác lạ của bộ sách

Bộ sách giáo khoa “Chào lớp 1”, gồm các cuốn: Sách học Tiếng Việt, Sách học Văn, Sách học Lối sống, Sách học Tin học, Sách học Tiếng Anh. Đây là công trình do tập thể tác giả nhóm Cánh Buồm  biên soạn, Nhà xuất bản Tri thức xuất bản và ấn hành tháng 9.2010.

Nếu như ở chương trình và SGK lớp 1 của Bộ GD-ĐT chưa hề có môn Văn học thì nhóm Cánh Buồm lại cho rằng cần phải dạy Văn từ lớp 1. Mở đầu cuốn "Sách học Văn"  là trò chơi đóng vai - dùng các trò chơi tưởng tượng để dạy trẻ em lòng đồng cảm với những cảnh ngộ khác nhau của con người.

Còn cuốn “Sách  học Lối sống” được soạn với mong muốn thay thế hoàn toàn cách dạy "luân lý" hoặc "đạo đức" trước đây. Một lối sống mới cho trẻ em được hình thành theo một trục chính là năng lực sống đồng thuận. Đó là học để biết cùng tìm cách sống hòa hợp giữa cá nhân với cộng đồng và giữa các cộng đồng với nhau. Cuốn sách gồm những phần như: “Em đã lớn”, “Em tự phục vụ”, “Em tự học”...,  với các phương pháp học để hình thành lối sống ở trẻ, mở ra hướng tổ chức cho học sinh tự tìm ra cách đi tìm lối sống có đạo đức.

Trao đổi với PV Thanh Niên về lý do trường Tiểu học Nguyễn Văn Huyên sử dụng bộ sách này, bà Hà cho biết: “Trong bối cảnh cần đa dạng hóa nội dung và phương pháp giảng dạy để bù đắp những thiếu hụt, tháo gỡ những bất cập trong chương trình và thực tiễn giáo dục hiện nay, chúng tôi đã đưa vào các phần học bổ sung gọi là Chương trình làm giàu kiến thức, giá trị và kỹ năng sống. Trong chương trình này, nhà trường sử dụng rất nhiều tài liệu, sách tham khảo khác nhau và bộ sách “Chào lớp 1” cũng là một trong những nội dung của chương trình đó”. Một lý do nữa khiến bà Hà không quá ngần ngại khi đưa bộ sách “Chào lớp 1” vào dạy thử nghiệm chính vì bộ sách này kế thừa những tư tưởng và triết lý giáo dục từ mô hình công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại. Bà Hà cho biết: “Từ khi thành lập trường, bản thân tôi đã sưu tầm sách vở, học hỏi từ những giáo viên đã và đang giảng dạy với tư duy và phương pháp của công nghệ giáo dục”.

Hiện nay, trường cũng chỉ đưa một số cuốn trong bộ sách “Chào lớp 1” vào giảng dạy với thời lượng mỗi tuần khoảng 3 buổi. Tuy nhiên, bà Hà khẳng định: Nhà trường vẫn đảm bảo nghiêm túc tất cả các quy định về chương trình của Bộ GD-ĐT về số tiết học, về thời lượng kiến thức...

Khi được yêu cầu  đánh giá về hiệu quả sử dụng bộ sách trên, bà Hà nói: “Nhóm Cánh Buồm mới triển khai giảng dạy ở trường chúng tôi. Thời gian còn quá sớm để có thể trả lời”.

Bà Tạ Thị Thuần Túy, giáo viên chủ nhiệm khối 1 của trường cũng cho rằng: “Chưa thể nhận xét điều gì cụ thể nhưng thích nhất là thấy học sinh tỏ ra rất vui vẻ với mỗi giờ học của nhóm Cánh Buồm. Phương pháp giảng dạy của nhóm là “thầy thiết kế, trò thi công” và tôi ấn tượng nhất với cách dạy khoa học của TS Nguyễn Văn Nam, còn cách dạy tiếng Việt của nhóm thì còn nhiều điểm chúng tôi phải góp ý”. Bà Túy nói thêm: “Nếu Nhà nước đồng ý cho thử nghiệm ở một số trường tiểu học một cách bài bản mới có thể khẳng định được hiệu quả của bộ sách này”.

“Chúng tôi và nhóm Cánh Buồm có nhiều điểm tương đồng trong tư duy và phương pháp giáo dục. Nếu trẻ thấy vui khi tới trường, hạnh phúc khi được học, say mê khám phá và đón nhận, phụ huynh thực sự hài lòng... thì đó mới chính là lời khẳng định thành quả của nhóm và là định hướng của trường”, bà Hà nói.

                                                                            Theo Báo Thanhnien

Các tin khác

Không có hình ảnh
Tình cảm thầy và trò trường THCS An Bình luôn được gắn bó 
ngay từ đầu năm học mới 2010 - 2011.
Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú Đà Bắc (Hoà Bình) trong giờ ôn bài, tự học.
Không có hình ảnh

Tuyển thiếu chỉ tiêu, nhiều ngành đóng cửa

Hôm nay là ngày cuối cùng các trường ĐH-CĐ nhận hồ sơ xét tuyển NV3, trong đó nhiều trường đang gặp khó khăn khi tuyển không đủ chỉ tiêu.

Huyện Lạc Sơn có 90 trường thuận lợi và trường khó khăn kết nghĩa

(HBĐT) - Tối ngày 28/9, tại Trường THCS xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn, Ban chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực huyện Lạc Sơn, Phòng GD&ĐT huyện và các đơn vị trường đã tổ chức lễ kết nghĩa đơn vị trường thuận lợi với đơn vị trường khó khăn.

Trường Trung cấp KTKT: Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên

(HBĐT) - Thầy Nguyễn Văn Ba, Hiệu phó trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật (KTKT) Hòa Bình cho biết: Năm 2010, mục tiêu của nhà trường là thành lập Trường Cao đẳng KTKT Hòa Bình trên cơ sở nâng cấp trường trung cấp KTKT Hòa Bình.

Ban hành điều lệ về hoạt động của trường đại học

Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg về việc ban hành "Điều lệ trường đại học," gồm XI chương, 57 điều quy định tổ chức và hoạt động của trường đại học.

Bổ sung F, J, W, Z vào bảng chữ cái?

Bốn chữ F, J, W, Z rất thông dụng trong tiếng Việt nhưng lại không có trong bảng chữ cái khiến việc sử dụng chúng trở thành “bất hợp pháp”

Hội chứng “LCD”

Những khoản thu vô lý vào đầu năm học thường được nhà trường lý giải do vận động của Ban đại diện cha mẹ HS. Nhưng cũng chính các phụ huynh lại bất bình với kiểu vận động đóng góp này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục