Giờ hội thoại, cô Đinh Thị Minh Lụa: “ Chào ún, ún từ no tến?”(Chào em, em từ đâu đến?). Học sinh: “Ún chào cô, ún tến từ xã Bắc Phong,”(Em chào cô, em đến từ xã Bắc Phong)
(HBĐT) - Từ năm học 2010-2011, trường phổ thông dân tộc nội trú Cao Phong, huyện Cao Phong đưa phần học tiếng dân tộc (Mường, Dao) vào tiết hoạt động giáo dục ngoài giờ.
Các cô Đinh Thị Minh Lụa, Bùi Thị Thứ, Nguyễn Thị Ái Len (tiếng Mường); cô Bàn Thị Kim Thanh (tiếng Dao) tự biên soạn giáo án, tự tìm và phiên âm và dạy cho các em về cách chào hỏi xã giao về các chủ đề: thăm hỏi sức khoẻ người thân gia đình, cô giáo, bạn bè và bà con dân bản; lời mời dùng cơm đối với khách; thăm hỏi trên đường, sinh hoạt thường ngày... Cách làm này đã giúp các em thêm hiểu, thêm yêu tiếng mẹ đẻ của mình và trân trọng tiếng nói của các dân tộc anh em khác.
Cô Bàn Thị Thị Kim Thanh: “Mầy á mấy?”(em khoẻ không?), học trò trả lời: “Cú á.”(em khoẻ cô ạ). Cô hỏi tiếp: “ Mây péo ồ hải?”(nhà mình ở đâu?). Học trò: “Dia péo ố Bình Thanh”(Nhà em ở Bình Thanh).
Cô giáo người Bùi Thị Thứ không chỉ dạy các em hiểu thêm giọng nói, cách nói của người Mường Lạc Sơn quê mình, mà bản thân cô, trong quá trình dạy còn học được cách nói của người mường Thàng Cao Phong. Từ sự giao thoa (về ngôn ngữ, trang phục, dân ca...), cô muốn các em hiểu thêm về nét đẹp, bản sắc văn hoá các vùng miền trong tỉnh.
Văn Tưởng
Dạy tiếng dân tộc thiểu số (TDTTS) trong trường học không chỉ trang bị cho học sinh năng lực về tiếng mẹ đẻ mà còn hỗ trợ học sinh tiếp thu kiến thức, cố gắng học tập, tích cực đến trường và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần xây dựng vùng dân tộc thiểu số ổn định và phát triển. Ðiều đó đòi hỏi trong giáo dục và đào tạo (GD và ÐT) cần có những giải pháp thích hợp trong dạy và học TDTTS.
Gần đây có những dấu hiệu cởi mở từ phía ngành giáo dục về việc sử dụng sách giáo khoa (SGK). Một vài tổ chức, cá nhân cũng đã giới thiệu những bộ sách của riêng mình.
Hôm nay là ngày cuối cùng các trường ĐH-CĐ nhận hồ sơ xét tuyển NV3, trong đó nhiều trường đang gặp khó khăn khi tuyển không đủ chỉ tiêu.
(HBĐT) - Tối ngày 28/9, tại Trường THCS xã Quý Hòa, huyện Lạc Sơn, Ban chỉ đạo phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực huyện Lạc Sơn, Phòng GD&ĐT huyện và các đơn vị trường đã tổ chức lễ kết nghĩa đơn vị trường thuận lợi với đơn vị trường khó khăn.
(HBĐT) - Thầy Nguyễn Văn Ba, Hiệu phó trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật (KTKT) Hòa Bình cho biết: Năm 2010, mục tiêu của nhà trường là thành lập Trường Cao đẳng KTKT Hòa Bình trên cơ sở nâng cấp trường trung cấp KTKT Hòa Bình.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân vừa ký Quyết định số 58/2010/QĐ-TTg về việc ban hành "Điều lệ trường đại học," gồm XI chương, 57 điều quy định tổ chức và hoạt động của trường đại học.